Quảng cáo phần mềm là một lĩnh vực quảng cáo tương đối mới lạ, chưa được chia sẻ nhiều. Điều này đã khiến các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm phải băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu cho các chiến dịch marketing của mình.
Xây dựng chiến lược quảng cáo phần mềm cần có những yếu tố nào? Làm sao để marketing cho những phần mềm bạn đang cung cấp? Cùng Goha tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau!
Quảng cáo ngành phần mềm là một lĩnh vực quảng cáo tương đối mới lạ
1. Marketing quảng cáo phần mềm là gì?
Marketing quảng cáo phần mềm là một hình thức giúp kết nối các doanh nghiệp cung cấp phần mềm với khách hàng, thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Thông thường, các doanh nghiệp phần mềm cần có chiến lược marketing quảng cáo phần mềm bởi:
1.1. Marketing giúp cung cấp thông tin và educate khách hàng về phần mềm của bạn
Phần mềm – ứng dụng là một trong những ngành đòi hỏi bạn phải thường xuyên educate khách hàng bởi các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thường không phổ biến, không được biết đến rộng rãi như nhóm ngành F&B, du lịch hay một số ngành nghề khác.
Vì thế, khi bạn marketing quảng cáo phần mềm mới, bạn đang:
- Cung cấp thông tin tổng quan về phần mềm
- Chia sẻ các lợi ích của phần mềm trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng
Có thể nói, marketing là phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt các giá trị của phần mềm đến khách hàng của bạn.
Phần mềm – ứng dụng là một trong những ngành đòi hỏi bạn phải thường xuyên educate khách hàng
1.2. Tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
Không chỉ đối với ngành phần mềm mà đối với bất kỳ nhóm ngành nào đi chăng nữa, bạn cũng cần phải giữ sự tương tác của mình với khách hàng. Người tiêu dùng sẽ có nhiều tương tác với khách hàng hơn thông qua website, mạng xã hội, email marketing,… thay vì phải đến trực tiếp doanh nghiệp để trao đổi, cập nhật tin tức về sản phẩm/dịch vụ.
1.3. Tăng lợi thế cạnh tranh
Sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển của một loạt các công ty công nghệ, IT và phần mềm. Lúc này, quảng cáo phần mềm sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác.
1.4. Duy trì và mở rộng tệp khách hàng
Để có thể bán được nhiều phần mềm hơn, bạn cần mở rộng tệp khách hàng của mình. Marketing có thể giúp bạn làm được điều này. Ở thời điểm hiện tại, “hữu xạ tự nhiên hương” không còn đúng với các ngành hàng nữa. Phần mềm của bạn dù hay đến đâu, hữu ích như thế nào đi chăng nữa nhưng nếu không marketing, không quảng cáo, sẽ không một khách hàng nào biết đến.
Vì vậy, các công ty phần mềm cần liên tục marketing để:
- Thu hút và giữ chân khách hàng hiện tại
- Có được những khách hàng tiềm năng mới
Marketing quảng cáo phần mềm mang lại nhiều lợi ích nâng cao doanh thu
2. Công việc của một marketer khi triển khai chiến lược marketing quảng cáo phần mềm
2.1. Định hướng “tính cách sản phẩm”
Xác định ưu điểm của phần mềm và USP cạnh tranh so với đối thủ là việc cần thiết giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm. Vì thế, đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi triển khai các chiến lược marketing quảng cáo phần mềm.
Ví dụ, công ty của bạn đang phát triển một phần mềm giúp người dùng quản lý chi tiêu, tài chính cá nhân trên điện thoại. Có thể thấy, hiện nay có không ít các phần mềm cùng tính năng như Spendee, Mint, Money Lover, HomeBudget, Sổ thu chi Misa,…
Vì vậy, nếu bạn chỉ đưa ra những lời quảng cáo phần mềm chung chung như giúp người dùng có thể kiểm soát thu – chi mỗi ngày, chắc chắn khách hàng sẽ lướt nhanh qua bạn. Chẳng có lý do gì để họ thay đổi từ một phần mềm đã quen thuộc sang một phần mềm mới cả.
Đây chính là lúc bạn cần xác định được USP của phần mềm là gì, chẳng hạn như tự động quy đổi từ VNĐ sang USD và ngược lại, đưa ra lời khuyên của chuyên gia dựa trên thu nhập và chi tiêu của người dùng sau mỗi tháng, giao diện dễ dùng, có tính năng bảo mật, tự động liên kết với tài khoản ngân hàng để cập nhật các khoản thu – chi của người dùng,…
Tập trung mô tả công dụng và tính năng sản phẩm, sự đặc biệt của sản phẩm đối so với các phần mềm khác sẽ mang đến thành công khi bạn marketing quảng cáo phần mềm mới.
>>> Xem thêm:
2.2. Xác định nhóm đối tượng khách hàng
Thông thường, khách hàng của các công ty phần mềm thường có 2 nhóm: khách hàng lẻ, tập trung chủ yếu vào người dân bình thường, mua phần mềm sử dụng cho điện thoại hay máy tính và nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, sử dụng phần mềm để quản lý hệ thống, bán hàng,…
Tùy nhóm đối tượng khách hàng sẽ có phương pháp marketing khác nhau
Tùy theo khách hàng của bạn là ai, bạn có thể xây dựng được những phương pháp marketing khác nhau. Ví dụ, với nhóm khách hàng B2C, khi marketing, bạn cần nhấn mạnh vào ưu điểm như trải nghiệm miễn phí, dung lượng nhẹ, có hỗ trợ tiếng Việt.
Với nhóm khách hàng B2B, những gì bạn cần marketing lại tập trung vào việc phần mềm có thể sử dụng cùng 1 tài khoản cho nhiều thiết bị để tất cả nhân viên có thể sử dụng hay không, khả năng lưu trữ và bảo mật của phần mềm có tốt không,…
Nhìn chung, để quảng cáo ngành phần mềm, bạn cần biết khách hàng của mình là ai, từ đó phân tích insight của họ rồi mới có thể đưa ra các chiến dịch marketing phù hợp.
2.3. Đặt ra mục tiêu
Các chiến dịch marketing ngành phần mềm thường là chiến dịch dài hơi – bắt đầu từ khi bạn chuẩn bị ra mắt sản phẩm đến khi bạn nhận được góp ý, đánh giá của khách hàng và cải thiện phần mềm của mình. Ở mỗi giai đoạn, cần có những mục tiêu nhất định.
Khi đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn khác nhau, cần xác định rõ bạn muốn đạt được gì trong giai đoạn này. Ví dụ, ở giai đoạn chưa ra mắt, bạn cần marketing online cho phần mềm mới, vậy lúc này mục tiêu của bạn chính là càng nhiều người biết đến càng tốt.
Tuy nhiên, ở giai đoạn “sửa lỗi”, cải thiện tính năng phần mềm, bạn cần re-marketing đến những khách hàng cũ của mình, những người đã từng sử dụng phần mềm của bạn để giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu càng cụ thể, chiến dịch marketing của bạn càng dễ thành công!
2.4. Influencer marketing
Theo tâm lý chung, người ta ít khi muốn trải nghiệm các ứng dụng, phần mềm mới nếu chúng chưa được review. Vì vậy, để marketing cho phần mềm mới, bạn cần thông qua hình thức Influencer marketing.
Hãy chia làm 2 nhóm: Influencer là các chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực công nghệ và Influencer là những người bình thường trong nhóm ngành công nghệ như ca sĩ, diễn viên, tiktoker,… 2 nhóm Influencer sẽ đánh giá được toàn bộ sản phẩm – phần mềm của bạn.
Chuyên gia có thể đánh giá các vấn đề về kỹ thuật, tính năng bảo mật trong khi nhóm Influencer còn lại có thể đánh giá độ đơn giản – tiện dụng dưới góc độ của một người bình thường khi trải nghiệm. Nhờ đó, phần mềm của bạn sẽ được tin dùng nhiều hơn.
Influencer marketing là hình thức truyền thông được nhiều đơn vị áp dụng
>>> Xem thêm:
Bạn đang cảm thấy “đau đầu” sau khi nghe những câu chuyện liên quan đến quảng cáo phần mềm? Doanh nghiệp của bạn chưa đủ nhân sự để triển khai các chiến dịch marketing cho phần mềm? Goha – agency chuyên cung cấp giải pháp digital marketing chính là những gì bạn cần ngay lúc này!
Với hơn 5 năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực marketing ở nhiều nhóm ngành khác nhau cùng một đội ngũ có tâm và có tầm, Goha không chỉ tư vấn mà còn giúp bạn triển khai các chiến lược marketing ngành phần mềm một cách hiệu quả nhất, tối ưu chi phí nhất. Liên hệ với Goha để được tư vấn ngay!
Bạn muốn tìm hiểu về giải pháp SEO bền vững cho website? Bạn muốn đưa website có traffic từ con số 0 lên Top nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn tăng doanh số thông qua SEO – hiệu quả dài lâu, chi phí 1 lần?
Hãy liên hệ ngay với GOHA, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể giúp đem đến hiệu quả và tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp SME.
- Hotline: 0919 1000 75
- Website: goha.vn
“Dịch vụ SEO Uy Tín – Đột Phá Doanh Nghiệp Bạn với Lượng Truy Cập từ Google”
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn