Theo các chuyên gia marketing, marketing logistics có những đặc thù riêng và lối đi khác biệt so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên hiện nay lại chưa có nhiều công ty logistic thật sự đầu tư vào chiến lược marketing trong khi marketing có thể giúp bạn chiếm được thị phần tốt hơn, dễ dàng phát triển doanh nghiệp hơn.
Nếu bạn đang ở trong cuộc chiến của những công ty logistic, hãy cùng GOHA tìm hiểu phương pháp marketing logistics hiệu quả nhé!
Marketing ngành logistic có những đặc thù riêng so với các ngành khác
1. Vì sao công ty logistics cần phải làm marketing?
Marketing, hay cụ thể hơn là digital marketing có thể mang lại gì cho các công ty logistic? Trước tiên, hãy cùng nhìn tổng quan về ngành logistic tại Việt Nam. Hiện nay, xu hướng mua đồ online đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty vận chuyển hàng hóa. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cái tên như Ahamove, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, LEX VN,…
Vì thế, việc làm marketing sẽ giúp tăng khả năng nhận diện và độ phủ sóng của thương hiệu. Như vậy, thương hiệu sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều người dùng hơn, tăng cao doanh số bán hàng và mở rộng quy mô phát triển trên thị trường.
2. Các hình thức marketing logistics
Khi nhắc đến marketing, bạn có thể chia lĩnh vực này thành nhiều nhóm khác nhau. GOHA sẽ tạm chia thành 2 mảng chính: marketing online và marketing offline.
Logistic thường kết hợp marketing online và offline
2.1. Marketing offline
Với các công ty logistic, marketing offline hầu như không quá hữu dụng. Bạn không thể áp dụng các biện pháp như phát tờ rơi, treo banner như khi thực hiện marketing ở các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistic tập trung vào phân khúc khách hàng B2B vẫn có thể chọn marketing offline bằng cách tổ chức các hội thảo về logistic cho doanh nghiệp. Đây cũng là một cách marketing logistics hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc.
2.2. Marketing online
Marketing online được đánh giá là “át chủ bài” đối với các công ty logistic. Với mô hình này, có thể chia thành 3 nhóm nhỏ dựa trên mục đích của việc marketing logistics là gì:
2.2.1. Tăng độ nhận biết thương hiệu
- Quảng cáo hiển thị (Display ads)
- PR trực tuyến
- Blog và Fourm
2.2.2. Tăng tính thuyết phục đối với sản phẩm và thương hiệu
- Web-based marketing
- Social Media Marketing
- PR trực tuyến
- Blog và Fourm
- SEO
2.2.3. Tăng doanh số và chăm sóc khách hàng
- PPC Google Adwords
- Facebooks Ads
- Social Media Marketing
- Email Marketing
- Mobile Marketing
- SEO
3. Cách marketing logistics hiệu quả
3.1. Lập kế hoạch cụ thể
Để có thể “trăm trận trăm thắng” ở mọi chiến dịch marketing, trước tiên, bạn cần có một kế hoạch cụ thể về những gì mình sẽ làm. Với các công ty logistics, quy trình lập kế hoạch thường sẽ bao gồm các bước:
3.1.1. Lựa chọn: Inhouse hay Agency?
Điều này còn phụ thuộc nhiều vào quy mô của doanh nghiệp. Các SME trong lĩnh vực logistic thường chưa thật sự đầu tư nhân sự ở mảng marketing. Nhân sự inhouse cũng thường được đánh giá có ít kinh nghiệm thực chiến và ít kiến thức chuyên sâu về marketing so với đội ngũ agency.
Tuy nhiên, những nhân sự này có khả năng nắm rõ câu chuyện thương hiệu, USP thương hiệu so với agency. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thật sự nghiêm túc cân nhắc xem ai sẽ là người thực hiện chiến lược marketing logistics này.
Kết hợp team Inhouse và Agency để có chiến dịch marketing phù hợp
>>> Xem thêm:
3.1.2. Xác định kinh phí
Trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp, liệu bạn có thể dành được bao nhiêu chi phí cho marketing trong 1 năm và trong 1 dự án marketing? Cần có một con số cụ thể để có thể xây dựng chiến lược marketing logistics phù hợp nhất với mức kinh phí đầu tư này.
3.1.3. Xác định khách hàng của bạn là ai?
Các công ty logistic thường có 2 nhóm đối tượng khác hàng chính: B2B (sân bay, các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa,…) và B2C (khách hàng mua sắm online, người dùng cần gửi đồ đến người thân, các cửa hàng nhỏ,…).
Bạn cần xác đinh rõ đối tượng khách hàng của bạn là ai. Cụ thể hơn, với các doanh nghiệp triển khai cả 2 mảng phục vụ B2B và B2C, hãy xem chiến lược marketing logistics của bạn đang muốn hướng đến đối tượng nào.
3.1.4. Đặt ra mục tiêu
Tùy theo từng giai đoạn, bạn có thể đặt ra mục tiêu cho chiến lược của mình. Ví dụ, ở giai đoạn 1 trong chiến lược marketing logistics, mục tiêu của bạn có thể là tiếp cận được 500 khách hàng B2C hoặc 10 doanh nghiệp B2B.
3.2. Tìm khách hàng
Tìm khách hàng là một bước quan trọng khi làm marketing ngành logistic bởi hiệu quả của marketing trong lĩnh vực này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng của bạn. Để mang đến hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch marketing, bạn có thể tìm kiếm khách hàng theo dạng khách hàng mục tiêu.
Doanh nghiệp của bạn đang phát triển mạnh nhất ở những lĩnh vực nào? Giao hàng trong nước hay giao hàng quốc tế, chuyên phục vụ B2B hay B2C? Hãy xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng nhất, từ đó sử dụng công cụ phù hợp để marketing cho thị trường này.
3.3. Có những nội dung nổi bật USP của bạn
Một khi bạn muốn cạnh tranh với các đối thủ của mình, hãy xác định điều gì làm cho công ty của bạn nổi bật hơn đối thủ và tìm cách để làm nổi bật USP này trong các chiến dịch marketing logistics của bạn.
Điều gì thực sự làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật trong một môi trường tràn ngập các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự? Để có thể xác định chính xác USP của sản phẩm/dịch vụ, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như: “Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của tôi nói gì về doanh nghiệp?”, “Họ đánh giá 5 sao cho những sản phẩm/dịch vụ nào?”, “Họ không thích sản phẩm/dịch vụ nào?”….
Nếu bạn không thể nghĩ ra những ví dụ rõ ràng làm nổi bật lợi thế của doanh nghiệp (giá thấp hơn, công nghệ mới hơn, thao tác sử dụng dịch vụ đơn giản hơn,…), đã đến lúc bạn cần nghiêm túc xem xét lại các giá trị mà dịch vụ/sản phẩm của mình có thể đem đến cho khách hàng.
Sau khi đã tìm được USP cho doanh nghiệp của mình, hãy lồng ghép USP này vào các chiến dịch marketing logistics của mình bạn nhé.
Xây dựng các nội dung nổi bật và khác biệt cho các chiến dịch marketing ngành logistics của mình
3.4. Làm inbound marketing
Với các doanh nghiệp logistic định hướng triển khai dịch vụ theo mô hình B2B, làm inbound marketing – cung cấp nội dung hữu ích cho khách hàng là một hình thức marketing vô cùng cần thiết. Khi bạn cung cấp các thông tin có giá trị cho khách hàng, bạn sẽ tăng được độ tin cậy cho doanh nghiệp của mình.
Hơn nữa, việc làm inbound marketing giúp bạn tiếp cận được đúng nhóm khách hàng tiềm năng của mình mà không cần phải tốn quá nhiều kinh phí vào việc quảng cáo.
3.5. Ưu đãi
Người dùng thường xuyên có được mã giảm giá phí vận chuyển trên các sàn thương mại điện tử? Có thể nói, đây cũng là một cách marketing logistics hiệu quả mà các doanh nghiệp B2C có thể áp dụng để giữ chân người dùng cũ cũng như mang đến trải nghiệm cho người dùng mới về dịch vụ của mình.
Marketing ngành logistic đòi hỏi có sự kết hợp giữa những phương pháp marketing mới nhất và việc am hiểu tính chất của ngành logistic. Vì vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này.
Nếu bạn đang tìm phương pháp marketing logistic cho doanh nghiệp của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với GOHA – đơn vị chuyên cung cấp giải pháp digital marketing toàn diện. Tại GOHA, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn lên chiến lược marketing logistics cũng như cách thực thi sao cho mang về kết quả tốt nhất.
Với hơn 5 năm phát triển, trải qua nhiều dự án khác nhau, GOHA đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu để xây dựng đội ngũ chuyên môn có tâm và có tầm với khách hàng của mình.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn