Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói – Voice Search được các doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng chung với các giải pháp SEO thông thường. Dữ liệu thống kê về việc dùng giọng nói để tìm kiếm các thông tin về chuyến bay mỗi năm tăng đến 277%. Đây là một trường hợp thể hiện sự ảnh hưởng của giải pháp này trong lĩnh vực marketing hiện tại. Hãy theo chân GOHA tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm cũng như lợi ích mà giải pháp mang lại.
Voice Search Optimization là một xu hướng tối ưu Website trong các giải pháp SEO thông thường
1. Voice Search là gì?
Định nghĩa cơ bản của Voice Search là một cách thức tra cứu thông tin cần thiết của người dùng trên mạng Internet thông qua việc sử dụng giọng nói của SERPs. Trong lĩnh vực Marketing hiện nay, tìm kiếm bằng giọng nói đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một hướng đi mới trong lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ ở sự ra đời và cải tiến Google Assistant, Siri,…
Để bắt kịp xu hướng hiện nay, các SEOer cũng chú trọng việc tối ưu Website theo cách thức tìm kiếm đang phát triển hiện nay. SEOer tập trung nghiên cứu các từ khóa, nội dung bài viết nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và các nội dung liên quan đến câu hỏi của người dùng.
Voice Search đang là một xu hướng tìm kiếm phát triển mạnh mẽ những năm gần đây
2. Voice Search Optimization là gì?
Sau khi đã hiểu về tìm kiếm bằng giọng nói, hãy tìm hiểu tiếp theo về khái niệm Voice Search optimization (VSO), hay “tối ưu tìm kiếm. VSO là cách gọi cho việc tối ưu công cụ dùng giọng nói để tìm kiếm và là một cách được SEOer thường dùng để cải thiện Website hiệu quả. Tuy Google đã giới thiệu về công cụ tìm kiếm bằng giọng nói từ năm 2011 nhưng đến tận những năm gần đây thì xu hướng này mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Vì tính chất đơn giản, nhanh và thuận tiện mà Voice Search nhận được nhiều thiện cảm từ người dùng. Sự phát triển của tìm kiếm bằng giọng nói đã khiến cho xu hướng Voice Search optimization bắt đầu được hình thành. Các chiến lược SEO tổng thể và nội dung trên các trang Web được các doanh nghiệp thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với người dùng qua công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
Tìm kiếm bằng giọng nói là một cách nhanh, gọn và thuận tiện với người dùng khi tìm kiếm
3. Làm sao để nắm bắt bài toán Voice Search Optimization?
Theo số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu thì có đến 82% người sử dụng sẽ tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp qua các trang mạng xã hội rồi mới quyết định mua hàng hay không. Đây là một con số không hề nhỏ. Những số liệu này nói lên việc tối ưu trang Web với những chiến lược SEO tổng thể một cách hợp lý sẽ giữ chân được những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Xu hướng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói ngày nay khiến các doanh nghiệp nên tính toán các chiến lược tối ưu công cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Giải pháp VSO không bắt buộc bạn phải xây dựng trang Web của bạn cũng như bắt buộc doanh nghiệp phải giữ nguyên các giải pháp tối ưu SEO vốn có. Chiến thuật thông minh dành cho SEOer hiện tại là nắm bắt xu hướng và thay đổi giải pháp SEO để phù hợp với xu hướng mới.
Nắm bắt xu hướng hiện tại, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung tối ưu Voice Search
3.1. Long – tail Keyword
Trước đây, người dùng thường không thích những từ khóa quá dài vì phải tốn thời gian đánh máy hết tất cả mới có thể tìm kiếm được. Còn ở hiện tại, khi xu hướng Voice Search lên ngôi, người dùng lại sử dụng những từ khóa dài hơn để việc tìm kiếm diễn ra một cách nhanh chóng và thu nhỏ phạm vi tìm kiếm thông tin mà họ đang cần. Google đã thống kê được số liệu người dùng tìm kiếm bằng giọng nói chiếm 27% dân số thế giới.
Nắm bắt được xu hướng, các doanh nghiệp cần tối ưu nội dung trang Web của mình với những từ khóa dài như “ gói tư vấn SEO tốn chi phí bao nhiêu”, “ tư vấn gói dịch vụ SEO 1 năm”,… thay vì chỉ dùng cụm từ “ tư vấn SEO” như trước đây. Đây cũng là cách giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu rõ nghĩa của thông tin bạn muốn tìm từ đó đưa ra kết quả phù hợp.
Tối ưu những từ khóa đuôi dài giúp cho nội dung website của bạn được định nghĩa rõ nội dung website từ đó tăng độ hiển thị với những câu hỏi có liên quan
3.2. Local SEO
Các từ khóa liên quan đến một khu vực, lãnh thổ – Local SEO cũng là một giải pháp được ưu tiên để tối ưu từ khóa Website. Khi bạn tìm kiếm mà không có một khu vực cụ thể, kết quả sẽ cho ra tất cả mọi nơi trên đất nước hoặc thế giới có thông tin liên quan đến thông tin bạn tìm kiếm.
Vì thế để thu hẹp lại phạm vi tìm kiếm của mình, người sử dụng thường thêm những địa điểm cụ thể. Một số ví dụ là : “tìm mua điện thoại tốt ở HCM”, “Các khóa học tiếng Hàn ở Hà Nội”,… Các doanh nghiệp nên tận dụng một cách triệt để các nhóm từ khóa có thêm những địa điểm, khu vực cụ thể, rõ ràng. Đây cũng là từ khóa tiềm năng mà sách SEOer cần tập trung và đẩy mạnh.
Những từ khóa khu vực giúp người dùng thu hẹp lại phạm vi thông tin cần thiết của mình trên các công cụ tìm kiếm
3.3. Sáng tạo nội dung phù hợp với Voice Search
Theo một số khảo sát, thống kê về những cấu trúc và từ ngữ thường được dùng trong tìm kiếm bằng giọng nói là :
- “là gì”
- “tốt nhất”, “giá tốt”, “mua”
- dạng câu hỏi đúng hay sai
- “làm thế nào” hay “như thế nào”
Dựa vào dữ liệu thống kê ở trên, bạn nên chọn một hoặc một vài câu hỏi và cung cấp câu trả lời ngay trong nội dung bài viết khi thực hiện giải pháp tối ưu từ khóa Voice Search SEO. Hoặc bạn có thể tạo các tiêu đề nhỏ và câu trả lời là một đoạn văn bản đưa ra đầy đủ các ý mà câu hỏi muốn đề cập.
Để có thể mở rộng chiều dài cũng như độ phong phú của nội dung Website, các doanh nghiệp có thể gộp những câu hỏi tìm kiếm có nội dung liên quan vào bài viết. Lợi ích của việc này là khi một biến thể lên top cũng giúp những biến thể cùng một truy vấn có khả năng lên top tìm kiếm. Từ đó tăng khả năng hiển thị trang Web chứa truy vấn lên thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.
Một biến thể lên top có thể giúp những biến thể còn lại trong một truy vấn cùng lên top tìm kiếm
Và cũng như những phương thức tối ưu SEO truyền thống, khi đã đạt trong top tìm kiếm hay Featured Snippet thì bạn cũng nên thường xuyên đổi mới cũng như cập nhập thêm thông tin để có thể duy trì thứ hạng tìm kiếm trang Web của bạn. Trong tìm kiếm bằng giọng nói, những bài viết có mức độ kết nối tốt với các trang mạng xã hội sẽ có được kết quả cao.
3.4. Tối ưu trên nền tảng di động
Bên cạnh việc cung cấp câu trả lời cho các thắc mắc của người dùng thì một yếu tố cũng nên quan tâm là trạng thái hoạt động của trang Web trên các thiết bị di động. Hãy thử đa dạng các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại, laptop, các thiết bị điện tử khác và xem cách nó hoạt động trên các thiết bị. Nội dung trang Web có dễ đọc, hấp dẫn người xem hay không? Độ tương thích của Website với mọi loại thiết bị cao hay thấp?
Bạn cũng nên tập trung hơn vào triển khai Schema.org thích hợp. Lý do cho việc này là giúp cho Website của bạn có nhiều ngữ cảnh hơn để các công cụ tìm kiếm có thể xác định được chủ đề chính trang Web của bạn một cách dễ dàng. Đây là một phần trong giải pháp tối ưu SEO trên các thiết bị di động.
Một việc không kém phần quan trọng là tối ưu Website đa dạng trên các nền tảng di động
Ưu tiên hàng đầu của các công cụ tìm kiếm là cung cấp câu trả lời theo ngữ cạnh một cách chính xác nhất có thể. Và công nghệ hiện nay được cập nhật và cải tiến liên tục giúp cho thuật toán có thể hiểu được giọng nói con người với độ chính xác đạt 95% và có thể tiếp tục tăng trong tương lai. Vì những lợi ích trên, hãy quan tâm đến việc tối ưu trên nền tảng di động song song với các giải pháp tối ưu SEO truyền thống.
4. Cách kết hợp VSO với SEO tổng thể
4.1. Xác định được mục đích khi sử dụng Voice Search của người dùng
Việc cần làm đầu tiên là xác định mục đích của người sử dụng. Nghĩa là lên danh sách những câu hỏi, câu khẩu lệnh mà người sử dụng có thể dùng để tìm kiếm. Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng để biết được những dạng câu hỏi bạn sẽ nói khi dùng chức năng Voice Search. Và không thể thiếu nguồn dữ liệu trả lời cho câu hỏi tìm kiếm.
Độ phân tích càng chi tiết khi hỏi và trả lời sẽ giúp kết quả tìm kiếm bằng giọng nói càng nhanh chóng và chính xác. Bạn cần thêm vào nhiều hình ảnh minh họa phong phú cho Website để thu hút được sự chú ý của người dùng cũng như không làm cho người dùng cảm thấy chán khi đọc bài viết. Nội dung Website cần thực tế và gần với thói quen, tâm lý của người dùng.
Bạn cần phân tích mục đích người dùng sử dụng Voice Search
4.2. Tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm có cần thiết không?
Trên thực tế, Website của bạn không bị ảnh hưởng bởi việc tối ưu công cụ tìm kiếm. Có thể nói đơn giản là dù bạn có tối ưu thêm những công cụ tìm kiếm khác ngoài Google Voice Search thì độ tối ưu trên Website của bạn cũng không được nâng lên. Vì thế, nếu không có mục đích khác, thì bạn nên dùng những giải pháp SEO khác trong việc tối ưu công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
4.3. Tối ưu Website bằng Schema Metadata như thế nào?
Như đã nhắc đến ở trên Schema Metadata là nguồn dữ liệu bổ sung xung quanh dữ liệu chính mà quản trị viên cho trang Web có thể dùng để thêm các dữ liệu cần thiết cho Website doanh nghiệp. Mặc dù phương pháp này ít được dùng đến nhưng nếu các SEOer biết tận dụng thì đây là một trợ thủ đắc lực cho các Marketer.
Schema Metadata là nguồn dữ liệu bổ sung giúp thuật toán hiểu chủ đề chính của website
Google sẽ dựa trên nguồn dữ liệu bổ sung để hiểu rõ hơn chủ đề chính mà Website của bạn cung cấp, từ đó làm tăng khả năng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm. Đây là một phương pháp tối ưu Website rất hữu ích cho việc tìm kiếm bằng giọng nói.
4.4. Ưu tiên cho những từ khóa dài
Phương pháp tối ưu đơn giản cho Voice Search là dùng những từ khóa dài. Những từ khóa này mang đến rất nhiều lợi ích như:
- Ít bị cạnh tranh hơn các từ khóa đuôi ngắn.
- Tiếp cận chính xác nhu cầu người sử dụng về vấn đề họ đang tìm kiếm.
- Kết quả hiển thị có tính xác thực cao hơn nhờ vào thông tin chi tiết.
- Vì có độ chi tiết cao nên giúp tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
- Tỷ lệ truy cập cao hơn nhưng giá đấu thầu rẻ hơn từ khóa đuôi ngắn.
- Tạo cho người dùng cảm giác gần gũi, giúp Website tối ưu nhanh chóng hơn cho việc tìm kiếm bằng giọng nói.
Những từ khóa ngắn có tính cạnh tranh cao hơn so với từ khóa dài
4.5. Cập nhật liên tục trên Google My Business Listing.
Một việc không kém phần quan trọng khi tối ưu trang Web của bạn là cập nhật thường xuyên Google My Business Listing. Với xu hướng thường tìm kiếm thông tin trong phạm vi gần mình của người dùng thì việc bạn cập nhật thường xuyên sẽ giúp cho thông tin mang tính tức thời và đầy đủ làm cho Website tăng cơ hội hiển thị trong các kết quả tìm kiếm.
Trong thông tin trên Google My Business Listing, doanh nghiệp nên thêm hình ảnh minh họa cho thông tin của mình làm tăng tính năng tìm kiếm cho người sử dụng. Đây có thể là cơ sở thuyết phục họ khi học đang phân vân với các doanh nghiệp đối thủ khác nhưng thông tin cũng như hình ảnh minh họa không đầy đủ.
Thường xuyên cập nhật thông tin công ty đầy đủ tăng khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp hơn
Qua bài viết trên, quả thật không thể phủ nhận Voice Search optimization là một xu hướng mới và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hơn thế nữa, việc doanh nghiệp có thể kết hợp một cách phù hợp giữa các giải pháp SEO tổng thể với VSO đem lại cho Website nhiều lợi ích trong việc tăng thứ hạng kết quả trên các công cụ tìm kiếm.
GOHA mong rằng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Voice Search. Hãy theo dõi những bài viết mới của GOHA để biết thêm về các giải pháp Digital Marketing giúp tối ưu Website doanh nghiệp của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn