Trong thời đại công nghệ thông tin, E-Commerce Ads trở thành một lĩnh vực đang có xu hướng phát triển bùng nổ và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Cùng GOHA tìm hiểu về khái niệm, các nền tảng trả phí phổ biến và điểm mạnh, điểm yếu của từng loại quảng cáo trả phí trong bài viết dưới đây.
Sự bùng nổ và đa dạng hóa các loại hình trả phí trên nhiều nền tảng
1. E-Commerce Ads là gì?
E-commerce paid ads (quảng cáo thương mại có trả phí) là hoạt động thúc đẩy nhận diện và chuyển đổi nội dung trả phí (paid content) trên các nền tảng online và offline. Về các kênh online, doanh nghiệp có thể lựa chọn trên các nền tảng: Google, Search Engine (SEO), các nền tảng social media (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo), podcast, email, SMS. Đối với kênh offline, nền tảng được sử dụng thông thường là: TV, biển quảng cáo ngoài trời – billboards (OOH – out of home),… Bạn có thể lựa chọn các kênh phù hợp với hành trình khách hàng (customer journey) hợp lý.
Cùng với tốc độ phát triển của thị trường, các nội dung trả phí giúp thương hiệu có thể chủ động tiếp cận đến người dùng với thông điệp trực tiếp và tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể nhận được ngay kết quả của chiến dịch: tiếp cận, tương tác hoặc chuyển đổi, quan trọng nhất là những chuyển đổi quan trọng liên quan đến doanh thu.
Điểm mạnh của quảng cáo trả phí: nhắm mục tiêu chính xác, quản lý ngân sách phù hợp và đo lường hiệu quả chi tiết
Hiện nay, nhà quảng cáo có thể lựa chọn đa dạng kênh cho chiến dịch quảng cáo thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo chỉ số ROI (return on investment) luôn đạt mức tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về bản chất mỗi kênh để lựa chọn kênh phù hợp nhất.
Giờ thì hãy cùng GOHA tìm hiểu về các kênh E-Commerce Ads phổ biến hiện nay và những điểm thuận lợi, khó khăn khi triển khai chiến dịch e-commerce paid ads trên từng kênh.
2. Các kênh E-Commerce Ads phổ biến hiện nay:
Có rất nhiều kênh để nhà quảng cáo lựa chọn đặt quảng cáo, từ dạng text đến banner, video,… GOHA sẽ liệt kê 4 kênh E-Commerce Ads phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết cách vận hành, bao gồm: Facebook Ads, Instagram Ads, Google Ads và Gmail Ads.
2.1. Facebook Ads:
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội Facebook, quảng cáo Facebook Ads đang cung ứng đa dạng mục tiêu và thể loại ads để lựa chọn. Tùy vào sản phẩm kinh doanh và thế mạnh doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể chủ động khi chạy quảng cáo E-commerce Paid Ads trên nền tảng này. Đặc biệt, từ 2018, Facebook đã mua lại Instagram, nên toàn bộ những chiến dịch được thiết lập từ Facebook có thể được chạy song song trên nền tảng Instagram.
Với lưu lượng truy cập cực lớn, Facebook Ads là một kênh quảng cáo quan trọng ai cũng biết
Story Ads: Thể loại e-commerce paid ads này đang ngày càng chứng minh được độ hiệu quả vì chúng phù hợp với cách mọi người sử dụng điện thoại hiện nay. Facebook tuyên bố rằng đa số người dùng giữ điện thoại thẳng đứng trong 90% trường hợp. Vì vậy, story Ads được thiết kế để có thể hiển thị toàn màn hình, cho phép người dùng trải nghiệm xem quảng cáo tốt hơn.
Bản thân Facebook cũng khuyên các nhà quảng cáo nên sử dụng Facebook Story Ads để kể câu chuyện bằng video dạng ngắn. Đây cũng chính là xu hướng đang lên ngôi trong những năm gần đây.
Photo Ads: Đây là loại quảng cáo đơn giản nhất và trong nhiều chiến dịch, cũng là loại quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn có thể lựa chọn Single Photo hoặc Album (multiphoto) khi chạy quảng cáo Facebook Ads. Hãy đảm bảo hình ảnh luôn rõ ràng, độ sắc nét cao và sử dụng những tone màu nổi bật khi hiển thị trên news feed.
Ví dụ về chạy Multiphoto trên nền tảng Facebook Ads
Video Ads: Nếu khéo léo, việc sử dụng e-commerce video ads sẽ giúp bạn lôi kéo được sự chú ý và truyền đạt thông điệp đến người dùng một cách dễ dàng hơn. Mặc dù Facebook cho phép bạn đăng video có độ dài tối đa là 241 phút, nhưng GOHA khuyên bạn nên quảng cáo video của bạn càng ngắn càng tốt. Khi đã đến lúc phân tích xem quảng cáo của bạn có đạt được mục tiêu hay không, hãy xem xét các số liệu liên quan.
Carousel Ads: Facebook đã từng tuyên bố rằng kể từ khi giới thiệu quảng cáo Carousel Ads, các nhà quảng cáo đều đánh giá mỗi chuyển đổi thấp hơn 30-50% và chi phí mỗi nhấp chuột được tối ưu đến 20-30% so với quảng cáo Photo Ads. Nếu bạn cần thắt chặt ngân sách E-Commerce Ads, Carousel Ads có thể là định dạng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Không chỉ quảng cáo sản phẩm vật lý, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại quảng cáo này cho quảng cáo.
Collection Ads: Bạn có thể sử dụng quảng cáo Bộ sưu tập (Collection Ads) của Facebook để hiển thị một bộ từ 4 sản phẩm. Hãy để khán giả nhìn sản phẩm ở đầy đủ góc nhìn hoặc hướng dẫn họ cách sử dụng, mua sắm sản phẩm. Đừng quên đính kèm 1 nút Call-to-action đủ hấp dẫn để tạo động lực tìm hiểu quảng cáo nhé!
Định dạng quảng cáo Collection Ads phù hợp với sản phẩm thời trang, mỹ phẩm,…
Quảng cáo bộ sưu tập/ Carousel ads rất phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu và được sử dụng nhiều cho mục tiêu chuyển đổi. Hầu hết những gã khổng lồ trong ngành bán lẻ như Sephora đều sử dụng quảng cáo Bộ sưu tập và mang lại hiệu quả hơn 32% về chi phí e-commerce paid ads. Hãy suy nghĩ ứng dụng ngay nếu bạn đang kinh doanh ngành bán lẻ nhé!
Bên cạnh phân tích về loại quảng cáo, Facebook Ads còn cung cấp đầy đủ mục tiêu chiến dịch phù hợp với mọi loại phễu trong Marketing, từ Brand Awareness đến Engagement, Conversion,…
2.2. Instagram Ads
Như đã đề cập ở trên, khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo trả phí từ nền tảng Facebook, bạn hoàn toàn có thể tùy chọn để quảng cáo E-Commerce Ads hiển thị trên kênh Instagram. Nếu bạn muốn tạo quảng cáo chỉ hiển thị trên nền tảng Instagram mà không hiển thị trên Facebook, hãy truy cập vào Facebook Ads Manager, ở phần lựa chọn Placement, hãy chọn vị trí Instagram thôi nhé!
Một điểm cộng cực lớn để tận dụng hiệu quả của quảng cáo Instagram Ads nằm ở media (hình ảnh, video) chất lượng cao. Đặc biệt, khi làm việc trong các ngành hàng yêu cầu thẩm mỹ cao (thời trang, mỹ phẩm,…), đây chính là nền tảng mà bạn nên ưu tiên hàng đầu.
Thời thượng và thu hút chính là điểm mạnh của quảng cáo Instagram
Ngược lại, bạn cũng hoàn toàn có thể tạo quảng cáo trên chính Instagram mà không cần thông qua Facebook Ads Manager. Nền tảng cung cấp đầy đủ loại quảng cáo như: Story Ads, Photo Ads, Video Ads, Carousel Ads,… tương ứng với các mục tiêu quảng cáo: Profile Visit, Website Visit và Messages, theo kèm Call to action Button tương ứng.
2.3. Google Ads
Google Ads bao gồm 3 hình thức được sử dụng phổ biến: Google Text Ads, Google Display Ads, Google Shopping Ads. Để tối ưu hiệu quả trên nền tảng E-Commerce Ads này, bạn có thể sử dụng các phương pháp retargeting ads, dynamic search ads,… để tiếp cận tệp khách hàng chuyển đổi cao. Mỗi hình thức, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng, bạn nên áp dụng định dạng phù hợp với ngành hàng, phễu khách hàng để gia tăng giá trị khách hàng.
Hiểu rõ Google Ads giúp doanh nghiệp tối ưu chuyển đổi cực kỳ cao
Google Text Ads:
Google Text Ads là hình thức phổ biến nhất khi sử dụng nền tảng e-commerce paid ads này. Nhà quảng cáo sử dụng Google Text Ads để quảng bá thương hiệu, với thông điệp súc tích hoặc mô tả về sản phẩm thu hút.
Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn ở 1 trong 3 vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng trên trang tìm kiếm. Sự khác biệt duy nhất là nó được mô tả là “Quảng cáo” / “Ad”, thông báo cho người dùng rằng các liên kết là quảng cáo trả phí. Việc cạnh tranh vị trí trên trang tìm kiếm phụ thuộc vào giá thầu, chất lượng quảng cáo và lựa chọn đúng từ khóa.
Top 3 vị trí đầu tiên trên trang tìm kiếm luôn có giá đấu thầu rất cao
Ngoài việc phân phát trong SERPs, quảng cáo văn bản cũng có thể xuất hiện trên Mạng hiển thị của Google (GDN), được thiết kế để giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng. Mặc dù Google Text Ads đơn giản, nhưng chúng luôn được cân nhắc sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo vì mang lại hiệu quả cao, nhất là về mặt chuyển đổi.
Google Display Ads:
Google Display Ads thường chứa hình ảnh và xuất hiện trên các trang web cho phép hiển thị e-commerce banner ads thay vì SERP. Về mặt hiệu ứng quảng cáo, việc sử dụng banner ads giúp quảng cáo hấp dẫn trực quan và có thể giúp tăng nhận thức về thị trường. Việc xây dựng thương hiệu và tạo kiểu cho những quảng cáo này sẽ giúp người dùng hiểu những gì thương hiệu của bạn cung cấp mà không cần phải nhấp vào nó.
Theo HubSpot, e-commerce banner ads tạo ra 180 triệu lượt hiển thị mỗi tháng. Tạo các hiển thị tương tác này bằng cách đưa các thành phần chính này vào quảng cáo hình ảnh của bạn:
- Logo công ty
- Hình ảnh hoặc mô tả trực quan về chương trình của bạn
- Tuyên bố giá trị định vị độc đáo UVP của doanh nghiệp
- Nút kêu gọi hành động
Hãy nhớ giữ màu sắc, nút và logo nhất quán với đặc điểm nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp. Khán giả sẽ dễ dàng nhận biết mẫu quảng cáo này mang đậm nét doanh nghiệp của bạn, từ đó gia tăng khả năng nhận thức thương hiệu.
Google Shopping Ads
Quảng cáo Google Shopping Ads thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm cho người dùng, từ hình ảnh, xuất xứ và giá cả. Định dạng này hiển thị rất đẹp mắt như sàn thương mại điện tử, thu hút khách hàng lựa chọn, so sánh giữa các sản phẩm khác nhau. Khách hàng cũng có thể đọc thêm thông tin tại website khi click vào các thẻ hình ảnh. Những khách hàng truy cập vào website từ kênh E-Commerce Ads này có mức độ chuyển đổi rất cao. Doanh nghiệp nên tập trung để khai thác tệp khách này.
Google Shopping Ads hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs)
Tạo quảng cáo trên Google Shopping Ads bằng cách gửi các thuộc tính dữ liệu sản phẩm của bạn tới nguồn dữ liệu Google Merchant Center, sau đó đấu nối với Google Ads Account để triển khai. Những quảng cáo này sẽ xuất hiện cho những người đang tìm kiếm các loại sản phẩm mà bạn đang quảng cáo. Ngoài ra, những quảng cáo này có thể giúp mở rộng sự hiện diện SERP của cửa hàng và tăng khả năng tiếp cận khách hàng của bạn.
2.4. Gmail Advertising
Quảng cáo trong Gmail/ Gmail Advertising có tính tương tác và xuất hiện trên các tab “Quảng cáo” và “Xã hội” trong hộp thư đến của bạn. Thông điệp tiếp cận người tiêu dùng bằng kênh E-Commerce Ads này cần được cá nhân hóa, các sản phẩm/ dịch vụ đề xuất trong email cũng được chọn lọc phù hợp nhất.
Gmail Advertising giúp bạn nhắm mục tiêu khách hàng kỹ càng
Quảng cáo xuất hiện dưới dạng viết tắt, chẳng hạn như cách xem trước email trước khi nó được mở. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, nó có thể mở rộng để trông giống như một email hoặc người dùng có thể được chuyển hướng đến trang đích của quảng cáo. Khi quảng cáo mở rộng, người dùng có thể lưu nó và thậm chí chuyển tiếp nó cho người khác giống như trong email.
Quảng cáo trong Gmail/ Gmail Advertising chủ yếu dành cho thiết bị di động, vì vậy GOHA khuyên bạn nên sử dụng đúng giao diện để nhắm mục tiêu những người dùng mà bạn biết đang hoạt động trên thiết bị di động. Ngoài ra, chúng cung cấp khả năng hiển thị cao bất kể thiết bị nào. Sau khi mở hoặc mở rộng, người dùng có thể nhấp vào bất kỳ đâu trong quảng cáo để tìm hiểu thêm về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.
3. Những thuận lợi của E-Commerce Ads
Khách hàng của bạn luôn online trên Internet
Tổng dân số Việt Nam tính đến tháng 02/2023 là 99,3 triệu người. Trong đó, có 72,10 triệu người dùng Internet tương ứng với tỷ lệ sử dụng là 73,2% – tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022. Với tốc độ phát triển như vậy, 99% khách hàng của bạn đang online và sẵn sàng đón nhận mọi thông điệp từ quảng cáo trả phí của bạn đấy. GOHA khuyên bạn, hãy sử dụng E-Commerce Ads ngay nha.
Nhắm mục tiêu khách hàng hiệu quả
Khả năng nhắm khách hàng mục tiêu chính xác của Ecommerce Ads
Hãy tưởng tượng bạn có thể chụp một bức ảnh về khách hàng tốt nhất của bạn và nhân bản nó hàng trăm lần. Facebook và các kênh mạng tương tự có rất nhiều thông tin nhân khẩu học mà họ chia sẻ với các nhà quảng cáo, vì vậy bạn có thể nhắm mục tiêu chuẩn xác hoặc tạo tệp khách hàng tương tự với khách hàng bạn đang có. Đây cũng chính là sự khác biệt nổi trội, mang lại lợi thế cạnh tranh cho E-Commerce Ads so với quảng cáo truyền thống (mass advertising).
Theo dõi đầy đủ và chuẩn xác chi phí
Đối với quảng cáo kỹ thuật số, bạn có thể đặt giới hạn chi tiêu và giới hạn số lần khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn (frequency) trong một khoảng thời gian nhất định. Tất cả chi phí đều được hiển thị trên dashboard quản lý nền tảng paid ads mà nhà quảng cáo đang chạy, ví dụ: Facebook Ads Manager.
Theo dõi kết quả quảng cáo
E-commerce paid ads có điểm mạnh rất nổi trội: cho phép bạn theo dõi và theo dõi kết quả của tất cả các chiến dịch của mình. Bạn có thể xác định xem khách hàng tiềm năng có thay đổi trong một lần bán hàng hay không, lưu ý nền tảng mà nó đã xảy ra và xác định loại quảng cáo nào hoạt động tốt nhất cho nhân khẩu học cụ thể của bạn. Cùng với việc theo dõi kết quả quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể tối đa hóa kết quả song song với tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp.
4. Những bất lợi của E-Commerce Ads
Phức tạp và cần tìm hiểu kỹ càng
Khi nói đến quảng cáo thương mại điện tử (e-commerce paid ads), bạn có rất nhiều lựa chọn, đa dạng nền tảng và đa dạng cách thiết lập. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về những nền tảng bạn sẽ chạy quảng cáo, sử dụng đúng chiến thuật để tối ưu chi phí theo đúng phễu người dùng. Và cả việc phải thiết lập đấu nối các nền tảng để tối ưu multi-channel, các tùy chọn thanh toán,… đều cần bạn tìm hiểu kỹ càng.
Đa dạng nền tảng để một chiến dịch lựa chọn
Sai lầm nhỏ có thể trả giá đắt
Bởi vì quảng cáo kỹ thuật số rất phức tạp và được cải tiến liên tục, các công ty thường dễ mắc sai lầm nếu không có chuyên viên phụ trách. Chọn sai từ khóa, bỏ giá thầu không cạnh tranh, nhắm mục tiêu không hiệu quả hoặc chạy chiến dịch sai phễu, doanh nghiệp của bạn có thể tiêu một khoản tiền mà không thể kiểm soát kết quả đấy.
Cạnh tranh rất khốc liệt
Có rất nhiều mẫu quảng cáo cùng cạnh tranh 1 thời điểm với bạn. Và đương nhiên, cũng có nhiều thương hiệu, sản phẩm sẵn sàng đấu giá cao hơn mức giá bạn đang thiết lập. Vì vậy, E-Commerce Ads mang tính cạnh tranh cực kỳ cao. Với số lượng mẫu quảng cáo và thông điệp được phân phát mỗi ngày, thử nghĩ xem, nếu bạn không có chuyên môn, rất dễ mẫu quảng cáo của bạn đang phải đấu giá cho những vị trí không thật sự cạnh tranh lắm đâu.
Kết luận
Xu hướng thương mại điện tử và lối sống hiện đại càng tạo điều kiện cho các kênh quảng cáo E-Commerce Ads tiếp tục phát triển sôi nổi trong những năm tới. Cũng vì vậy, việc trau dồi và học hỏi về quảng cáo trả phí là điều tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần đầu tư để tiếp cận đối tượng mục tiêu.Với nội dung của bài chia sẻ này, GOHA mong sẽ giúp bạn hiểu tổng quan các kênh quảng cáo trả phí phổ biến. Hãy truy cập blog GOHA và tìm hiểu sâu hơn về từng nền tảng theo chủ đề liên quan nhé!
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn