Nếu ngày xưa ông bà ta chỉ quan tâm đến việc ăn no – mặc ấm thì ngày nay, chúng ta muốn ăn vừa no vừa ngon, mặc vừa ấm vừa đẹp. Có thể thấy, trong xã hội hiện đại, nhu cầu chăm sóc và yêu thương bản thân ngày một nhiều hơn. Vì thế, ngày càng có nhiều spa, trung tâm thẩm mỹ ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, trong năm 2020, Covid-19 đã gây nên tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế trên thế giới. Ngành spa là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề. Vậy phải làm sao để marketing cho spa vừa tối ưu chi phí vừa duy trì được tỷ lệ chuyển đổi?
Marketing cho spa như thế nào để tối ưu chi phí là câu hỏi được nhiều spa đặt ra hiện nay
>>> Xem thêm:
1. Covid-19 và sự tác động đến với ngành spa
Có thể nói, khi Covid-19 xuất hiện, tất cả ngành nghề đều bị ảnh hưởng. Không chỉ riêng spa mà ngành du lịch, xuất nhập khẩu, F&B,… cũng “cùng chung cảnh ngộ”. Với lệnh giãn cách xã hội được đặt ra, các spa buộc phải đóng cửa và không có thu nhập trong suốt một thời gian dài.
Hơn nữa, vì nền kinh tế sụt giảm, nhiều người bị giảm ½ lương hoặc thậm chí phải nghỉ việc, không có thu nhập nên nhu cầu làm đẹp trong lúc này cũng rất hạn chế. Chỉ còn lại một lượng nhỏ khách hàng có thu nhập cao vẫn duy trì việc đến spa phải làm đẹp. Khi cầu ít nhưng cung quá nhiều, các spa phải gồng mình quảng cáo cạnh tranh với các đối thủ của mình. Chi phí quảng cáo tăng cao nhưng khách hàng thì ít, chỉ thấy lỗ chứ không có lời. Đây cũng chính là lúc cần lên định hướng về marketing cho spa sao cho có thể tối ưu chi phí nhất.
2. Các bước lên plan chiến lược marketing cho spa tối ưu nhất
2.1. Tìm ra USP (Unique Selling Point) cho spa của bạn
Điều gì ở spa của bạn khiến người dùng nhớ đến lâu nhất, muốn trải nghiệm nhất? Hãy tìm ra thế mạnh của các dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Và giữa rất nhiều yếu tố mà bạn cho là điểm mạnh của spa, hãy chọn lựa 1-2 điểm khác biệt mà khách hàng không thể trải nghiệm ở bất kỳ cơ sở làm đẹp nào khác.
Hãy xác định rõ USP của bạn là gì và đưa điều này vào trong quảng cáo cho spa của bạn.
Xác định rõ USP cho marketing ngành spa của bạn để tạo điểm khác biệt với khách hàng
2.2. Nghiên cứu khách hàng
Trong bất kỳ chiến dịch marketing ở bất kỳ ngành nghề nào thì việc nghiên cứu tệp khách hàng đều chiếm 70-80% yếu tố dẫn đến thành công. Thấu hiểu khách hàng của bạn sẽ giúp bạn biết được mình cần triển khai những kế hoạch quảng cáo ngành spa như thế nào để chạm đến khách hàng của mình.
Ở đây, GOHA tạm chia thành 2 nhóm: các spa đã hoạt động một thời gian và các spa mới mở.
-
Các spa đã hoạt động một thời gian
Với nhóm spa đã từng có thời gian dài hoạt động, bạn cần thu thập danh sách khách hàng từng tới trải nghiệm dịch vụ tại spa của mình. Hãy phân loại nhóm khách hàng theo nhân khẩu học để biết đối tượng chính là nam hay nữ, ở độ tuổi bao nhiêu. Như vậy, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì tiếp theo.
-
Đối với spa mới mở
Với các spa mới mở, sẽ thật khó khăn để bạn có thể xác định khách hàng của mình là ai, họ cần gì. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên USP của mình và xác định chân dung khách hàng, nhóm đối tượng nào sẽ sử dụng dịch vụ của bạn cao nhất. Từ đó, bạn có thể lập kế hoạch marketing cho spa của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
Ví dụ, cơ sở làm đẹp của bạn phát triển rất nhiều dịch vụ làm đẹp khác nhau. Tuy nhiên, dịch vụ trị mụn là dịch vụ đặc biệt nhất của bạn vì bạn áp dụng công nghệ trị mụn mới nhất, chưa có nhiều spa triển khai rộng rãi ở Việt Nam. Như vậy, bạn có thể xác định được đối tượng khách hàng của bạn thường là nhóm người trong độ tuổi từ 18 – 25, những người có rất nhiều rắc rối về mụn trên dạ. Nhóm khách hàng lớn thứ 2 sẽ là nhóm khách hàng từ 25 – 35 vì trong độ tuổi này, mụn đã bắt đầu giảm dần.
2.3. Nghiên cứu thị trường và cách marketing cho spa của đối thủ
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch marketing cho spa chi tiết, bạn cần phải biết thị trường hiện nay đang diễn biến như thế nào. Hãy cố gắng để tìm hiểu thật chi tiết như hiện nay trên thị trường có những mô hình spa nào, khu vực quanh cơ sở thẩm mỹ của bạn có nhiều spa hay không, có bao nhiêu spa đang tập trung vào phân khúc khách hàng – dịch vụ giống như cơ sở của bạn,…
Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn sẽ xác định được đâu là đối thủ của mình. Đừng vội dừng lại ở đó. Hãy nghiên cứu sâu hơn cách đối thủ của mình làm marketing. Liệu điểm mạnh – điểm yếu trong cách marketing đó là gì, bạn có thể học hỏi được gì và rút kinh nghiệm được gì. Hiểu được đối thủ sẽ giúp bạn vạch ra kế hoạch marketing hoàn hảo hơn và tăng khả năng cạnh tranh hơn.
Nghiên cứu thị trường và đối thủ trong ngành spa để vạch ra kế hoạch marketing phù hợp cho spa của mình
2.4. Xác định chi phí bạn có thể đầu tư cho marketing
Tùy theo quy mô và doanh thu, vốn đầu tư mà từng spa sẽ có mức kinh phí nhất định cho việc marketing. Để có được kế hoạch marketing cho spa, hãy chắc chắn mức kinh phí tối đa mà bạn có thể sử dụng, tránh lên chiến lược vĩ mô nhưng cuối cùng phải cất vào một góc vì kinh phí không thể thực hiện được.
Ngoài ra, với những spa không có đội ngũ marketing inhouse mà thuê agency thì việc xác định chi phí ngay từ ban đầu lại càng quan trọng hơn rất nhiều lần. Hãy cho agency biết được chi phí của bạn để họ có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp nhất.
2.5. Xây dựng nội dung marketing cho spa – thẩm mỹ viện
Đã đến lúc bạn xây dựng một kế hoạch marketing thật chi tiết. Bạn có thể chia ra từng mốc thời gian cụ thể và KPIs cho từng mốc thời gian đó là gì. Trong 3 tháng đầu, bạn cần tiếp cận với khách hàng. Vậy mục tiêu bạn sẽ có được bao nhiêu khách hàng tiềm năng trong tháng? 3 tháng sau, bạn cần tăng tỷ lệ khách hàng trải nghiệm dịch vụ? Vậy KPIs lúc này bạn cần xác định chính là tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng là bao nhiêu?
Sau khi có KPIs và những cột mốc cụ thể, hãy điền thật chi tiết các nội dung marketing cho spa để đạt được KPIs này. Ban đầu, bạn có thể đặt ra những kế hoạch ngắn hạn, sau đó đo lường hiệu quả và thay đổi kế hoạch để phù hợp hơn.
Xây dựng nội dung marketing spa – thẩm mỹ viện để có kế hoạch thực hiện phù hợp
2.6. Chọn kênh marketing spa phù hợp
Ở những bước cuối cùng, bạn cần tìm được kênh marketing phù hợp với nội dung và KPIs mình đặt ra phía trên. Đó có thể là phương pháp marketing cho spa thông qua Facebook, Instagram hay website. Hoặc đó cũng có thể là marketing offline bằng việc phát tờ rơi, mở các buổi trải nghiệm miễn phí, các buổi tư vấn làm đẹp, workshop,…
3. Giá marketing cho spa, thẩm mỹ viện là bao nhiêu?
Tùy theo quy mô của mỗi chiến dịch marketing mà chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đo lường giá quảng cáo spa, có thể dựa trên một vài yếu tố sau:
- Chi phí thuê agency
- Chi phí chạy quảng cáo (Facebook, Google)
- Chi phí duy trì nhân sự (đội ngũ marketing inhouse)
- Chi phí cho các hoạt động offline (sự kiện, tờ rơi,…)
Marketing cho spa, thẩm mỹ viện trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, khi mọi người tập trung đến các vấn đề sức khỏe nhiều hơn làm đẹp là một bài toán khó. Hy vọng chia sẻ của GOHA có thể giúp bạn hoạch định được chiến lược marketing của mình. Nếu cần tư vấn giải pháp digital marketing cho spa, liên hệ ngay với GOHA nhé!
Bạn muốn tìm hiểu về giải pháp SEO bền vững cho website? Bạn muốn đưa website có traffic từ con số 0 lên Top nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn tăng doanh số thông qua SEO – hiệu quả dài lâu, chi phí 1 lần? Liên hệ ngay
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn