Tin tức

49 KPI SEO mà các chuyên gia SEO nói rằng bạn nên theo dõi

Trước khi bắt đầu tìm hiểu các KPI SEO, bạn cần lưu ý rằng các chỉ số SEO có thể là “một cú lừa”. Các số liệu có thể tốt…


Goha 29/08/2020 99
Chia sẻ

Trước khi bắt đầu tìm hiểu các KPI SEO, bạn cần lưu ý rằng các chỉ số SEO có thể là “một cú lừa”. Các số liệu có thể tốt nhưng doanh thu thì không đủ “xịn” như bạn mong đợi, hoặc ngược lại, doanh thu tăng nhưng số liệu lại chỉ ở mức tạm ổn.

Nội dung

Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta phải theo dõi rất nhiều chỉ số SEO khác nhau để đánh giá hiệu quả làm SEO của mình một cách chính xác nhất. Vậy, những số liệu đó là gì, được đo lường bằng công cụ gì? Vì sao các số liệu này lại quan trọng đến thế?

Xem thêm:

1. KPI SEO về lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)

Khi nhắc đến các KPI SEO, chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến lượng truy cập tự nhiên, không trả phí. Điểm cộng của SEO là tăng khả năng hiển thị website của bạn trên trang tìm kiếm và thu hút nhiều lượt người dùng truy cập mới mà bạn không cần phải trả tiền cho việc quảng cáo.

Khi organic traffic tăng đều và liên tục, xin chúc mừng bạn! Bạn đang bước đầu thành công khi làm SEO. Ngược lại thì… bạn nên xem xét thay đổi kỹ thuật SEO của mình.

khi-lam-seo-tot-organic-traffic-cua-ban-se-duoc-cai-thien-dang-ke

Khi làm SEO tốt, organic traffic của bạn sẽ được cải thiện đáng kể

2. Lượng truy cập tự nhiên theo vị trí người dùng (Organic Traffic by Visitor Location)

Theo dõi lượng truy cập tại địa điểm cụ thể rất cần thiết khi làm SEO, đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh tại một địa điểm cụ thể.

Sử dụng các tham số UTM trên trang Google My Business sẽ giúp bạn phân biệt giữa tổng traffic và traffic từ Local Pack hoặc Google Maps.

Ngoài ra, theo dõi traffic theo vị trí cũng giúp bạn có thể tìm cách mở rộng doanh nghiệp của mình. Bạn bạn thấy rằng bạn có một lượng organic traffic khá lớn từ nước ngoài? Đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ xem liệu có thể mạnh dạn tấn công vào thị trường quốc tế hay không!

3. Lượng truy cập tự nhiên từ điện thoại di động (Mobile Organic Traffic)

Hiện nay, có khoảng 60% lượt tìm kiếm đến từ người dùng sử dụng điện thoại di động. Do đó, một KPI SEO quan trọng mà bạn cũng không nên bỏ qua chính là theo dõi organic traffic từ người dùng điện thoại di động.

4. Số lượng trang có thể mang đến truy cập tự nhiên (Number of Unique Pages that Drive Organic Traffic)

Nếu bạn có 1.000 trang nhưng chỉ có 100 trang đủ thu hút để mang đến lưu lượng truy cập tự nhiên không trả phí thì điều bạn cần lúc này là xem lại 900 trang khác trên website.

Bạn cần tìm hiểu “điểm nhấn” của các trang là gì và làm thế nào bạn có thể cải thiện trang nhằm mục đích cải thiện SEO sao cho thu về kết quả như mong muốn.

5. Các truy cập tự nhiên mới, có địa chỉ cụ thể (New, Addressable Organic Traffic)

Đo lường KPI SEO về người dùng từng vào website, các lượt truy cập nội bộ, lượt truy cập từ bot, lượt truy cập từ ads… rất quan trọng. Nhưng chúng ta cũng không nên vì thế mà bỏ qua việc đo lường truy cập tự nhiên mới 100%!

Số liệu người dùng mới biết đến website của bạn không qua các quảng cáo có trả phí sẽ cung cấp cho doanh nghiệp của bạn các thông tin chính xác nhất về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp cũng như hiệu suất của website với người dùng.

6. Organic impressions

Organic impressions là KPI SEO được xác định dựa trên số lần website của bạn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm tự nhiên mà không cần phải trả phí.

Khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy website của bạn trên trang tìm kiếm chính là mục tiêu cơ bản của chiến lược marketing tổng thể và tổng organic impressions là một chỉ số thành công lớn đối với doanh nghiệp.

Bạn có thể đã hoàn thành các bước nghiên cứu từ khóa, xây dựng chiến lược từ khóa và thực hiện các kỹ thuật tối ưu SEO hoàn hảo. Nhưng nếu không ai tìm kiếm và xem nội dung được tối ưu hóa của bạn thì thời gian và tài nguyên đổ vào việc SEO xem như vô nghĩa phải không nào?

Tổng số organic impressions giúp bạn chắc chắn hơn việc bạn có đang đi đúng hướng trong chiến lược làm content và SEO của mình. Nếu impressions tăng lên thì có nghĩa là nội dung của bạn được xếp hạng tốt trên SERPs và bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng của mình.

7. Trung bình thời gian truy cập (Average Time on Page)

Time on page – thời gian truy cập trung bình cho bạn biết lượng thời gian người dùng dành cho một trang cụ thể của trang web của bạn ở mức trung bình. Số liệu này được tính khi người dùng truy cập vào website của bạn từ bất kỳ nguồn nào, kể cả organic traffic hay do chạy ads…

Số liệu này quan trọng vì hai lý do sau đây:

  • Bạn sẽ không thể xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm nếu người dùng không thích nội dung của bạn.
  • Bạn sẽ không thể đạt tỷ lệ chuyển đổi nếu người dùng không thể điều hướng trang web của bạn một cách hiệu quả.

Thông thường, mức trung bình time on page cao cũng cho thấy cơ hội tăng ranking trong tương lai. Bởi trung bình time on page là cách mà Google đánh giá về cách bài đăng trên blog của bạn xem liệu chúng có giá trị với người tìm kiếm thông tin hay không.

Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó như “cách tối ưu SEO hiệu quả”. Website của bạn lại nằm tận trang 10 của các trang hiển thị kết quả tìm kiếm thì cũng đừng quá lo lắng! Nếu cả website của bạn và đối thủ đều có bài blog rơi vào khoảng 700 – 1.200 từ nhưng trung bình time on page của trang web của bạn là 10 phút chứng tỏ nội dung của bạn rất bổ ích với người đọc. Và rất có thể website của bạn sẽ mau chóng được xếp hạng trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm cho từ khóa  trong một vài tháng tiếp theo.

Đặc biệt, nếu người dùng đang dành nhiều thời gian để đọc nội dung trên trang của bạn và phần nội dung này có số từ cao hơn các bài đăng của đối thủ có ranking tốt hơn thì đây là dấu hiệu tốt cho Google biết rằng bài đăng của bạn phù hợp hơn với mục đích của người tìm kiếm từ khóa.

8. Scroll depth

Scroll depth là một cách khác để đo mức độ hấp dẫn của nội dung đối với người dùng truy cập vào website của bạn. Chỉ số này sẽ đo liệu người truy cập trang có kéo xuống đến cuối trang để đọc hết nội dung hay không. Ví dụ, người dùng sẽ đọc 20% nội dung bài (tức phần sapo đầu) hay tiếp tục kéo xuống đọc đến 70-80%, tức gần hết nội dung bài?

Bạn có thể đo lường KPI SEO này thông qua Google Tag Manager hoặc Crazy Egg. Thông thường, bạn nên đặt mục tiêu chỉ số scroll depth đạt ít nhất 70%.

9. Độ dài của content (Content Length)

Các bài viết trên 1000 từ có hiệu suất tốt hơn rất nhiều so với các bài viết ngắn hơn trong thuật toán hiện tại của Google. Do đó, độ dài content vô cùng quan trọng. Bạn có thể viết và phân tích sâu hơn để cung cấp cho người dùng những bài viết dài và bổ ích.

Đặc biệt, đây cũng là một cách bạn “níu chân” người đọc, cải thiện các chỉ số của website như tỷ lệ thoát và thời gian truy cập trang.

10. Dwell time

Dwell time hay còn được xem là thời gian trải nghiệm của người dùng. KPI SEO này cho thấy thời gian người dùng tìm kiếm trên Google dành cho 1 trang trước khi họ quay trở lại trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Ví dụ:

Khi bạn tìm kiếm từ khóa “cách tối ưu SEO chuẩn năm 2020”.

Trong các kết quả hiện ra tại trang đầu tiên, bạn click vào bài viết A. Trang này có giao diện xấu, nội dung lộn xộn, không rõ ràng. 30 giây sau, bạn thoát ra, quay lại trang tìm kiếm ban đầu. Dwell time là 30 giây.

Bạn tiếp tục click vào trang B, đọc bài viết tận 5 phút vì các thông tin ở trang B phù hợp với những gì bạn tìm kiếm. Sau 5 phút bạn mới quay lại trang tìm kiếm. Dwell time lần này là 5 phút.

Dwell time lâu như một cách bạn gửi thông điệp đến Google xem bài viết nào có nội dung tốt hơn, giúp bạn hài lòng hơn.

Nhìn chung, thời gian trải nghiệm của người dùng cao hơn cho thấy website của bạn mang lại nhiều giá trị hơn các trang tương tự khác trong cùng kết quả tìm kiếm.

dwell-time-la-mot-KPI-SEO-quan-trong-ma-cac-seo-er-can-quan-tam

Dwell time là một chỉ số quan trọng mà các SEO-er cần quan tâm

11. Thời lượng phiên trung bình (Session Duration)

KPI SEO về session duration sẽ giúp bạn có thể biết tổng số thời gian người dùng dành cho trang web của bạn. Có thể một người dùng sẽ truy cập nhiều trang khác nhau trên cùng website của bạn.

Những ai đang làm marketing nên theo dõi session duration. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn muốn người dùng của bạn có thể ở trên trang của bạn càng lâu càng tốt.

Nếu website của bạn có session duration dài (> 75 giây) thì bạn có thể phần nào chắc chắn rằng nội dung của bạn đủ hấp dẫn, đủ “xịn”. Nhưng nếu thời lượng phiên trung bình thấp (<30 giây), thì trang web của bạn có một trong hai vấn đề:

  • Tối ưu hóa sai từ khóa
  • Nội dung của bạn không thú vị, hấp dẫn hoặc không có liên quan đến mục đích tìm kiếm

session-duration-o-muc-tu-55-65-giay-la-o-muc-thap-can-cai-thien

Session duration ở mức từ 55 – 65 giây là ở mức thấp, cần cải thiện

Càng nhiều người dùng dành thời gian cho trang web của bạn thì càng tốt. Nếu người dùng đang dành 10 giây trên trang web của bạn, đó là một dấu hiệu cho thấy mặc dù bạn đang làm chủ cuộc chơi về traffic nhưng nội dung của bạn lại thất bại, chẳng thể gây được ấn tượng cho người dùng.

Thông thường, bạn sẽ thấy session duration ngắn và bounce rate cao đi liền với nhau. Nếu thấy session duration “không ổn”, bạn nên xem bounce rate xem liệu bounce rate có gặp vấn đề hay không và bắt đầu tìm cách giải quyết.

12. Số trang truy cập trên mỗi lần truy cập (Pages Per Session)

Pages/session giúp bạn biết được trong một lượt truy cập vào website, người dùng sẽ xem bao nhiêu trang trong website.

KPI SEO này cho thấy việc thực hiện internal links (các liên kết nội bộ) có hiệu quả hay không, người dùng có đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin họ mong muốn trên trang web của bạn hay không.

Bằng cách xem qua hành vi người dùng trong Google Analytics, bạn sẽ có thể thấy chính xác nơi người dùng đang điều hướng đến. Thông tin này sẽ thông báo cho bạn về những gì đang hiệu quả và những gì không.

13. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Bounce rate – Tỷ lệ thoát cho bạn biết có bao nhiêu người rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang. Con số này nói lên liệu người truy cập có thật sự thích nội dung  website hay không. Hơn nữa, tỷ lệ thoát còn nói lên nhiều điều khác về website như thiết kế chưa đẹp mắt, tốc độ tải trang quá chậm…

Bounce rate được đo theo tỷ lệ phần trăm và dĩ nhiên, tỷ lệ phần trăm càng thấp thì càng tốt.

Bạn có thể có một trang web được tối ưu hóa, vô cùng trendy, nhưng nếu tỷ lệ thoát trang cao thì mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa. Khi hàng nghìn người truy cập vào trang web của bạn và ngay lập tức thoát ra, bạn sẽ mất đi cơ hội tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thông thường, tỷ lệ thoát cao được chia thành nhiều tầng lớp mức độ khác nhau, bắt đầu từ trung bình session durations ngắn hơn, nhiều page chất lượng bị thoát hơn và cuối cùng là mức độ tương tác của trang thấp hơn. Mỗi thứ này đều tác động tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm.

  • Làm sao để đo lường bounce rate?

Ngoài việc đo lường tỷ lệ thoát tổng thể của trang web, bạn cũng có thể đo tỷ lệ thoát của các bài đăng trên blog và các trang landing page. Đo tỷ lệ thoát của các trang cụ thể trên trang web giúp bạn biết được những trang nào có vấn đề cần được giải quyết.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chia thành các nhóm khác nhau và đo tỷ lệ thoát theo từng nhóm đối tượng. Ví dụ, chia đối tượng người dùng theo nhóm nguồn truy cập rồi tiến hành đo tỷ lệ thoát của từng nhóm này hoặc chia tỷ lệ thoát theo chủ đề và đo tỷ lệ thoát cho từng chủ đề. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng các chủ đề hoặc nguồn truy cập đang hoạt động tốt.

Đo lường tỷ lệ thoát theo nguồn, nhân khẩu học và chủ đề sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chiến lược marketing, giúp bạn tối ưu hóa các chiến lược của mình.

  • Điều gì gây ra tỷ lệ thoát cao?

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trên trang web của bạn:

  • Nếu mọi người đang xem thông tin trên trang của bạn rồi thoát ra, điều này có nghĩa là thông tin trên web của bạn không phải là thứ họ đang tìm kiếm.
  • Tỷ lệ thoát cao có nghĩa là nội dung trên website không đủ thông tin hoặc bạn không nhắm mục tiêu đúng đối tượng.
  • Tỷ lệ thoát cao còn cho thấy trang của bạn không đủ thu hút mọi người. Họ không nhìn thấy những gì họ mong đợi theo như những gì bạn đã viết trên meta description.
  • Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến của tình trạng tỷ lệ thoát cao không chỉ bao gồm việc thông tin trong bài không đầy đủ mà còn là do bố cục trang xấu và tốc độ tải trang web chậm.
  • Tất nhiên, bên cạnh các lý do kể trên thì tỷ lệ thoát cao cũng có thể là kết quả của việc người dùng không thể click vào các trang khác trên website của bạn.
  • Một lý do khác chính là bạn không có nhiều liên kết nội bộ hoặc CTA để người dùng click vào các trang khác trên website.

Nếu bạn có tỷ lệ thoát cao, hãy kiểm tra phần nội dung của bạn để cập nhật, loại bỏ các nội dung chưa tốt, thay đổi nội dung sao cho phù hợp hơn. Cải thiện yếu tố này không chỉ giúp bạn tăng organic traffic mà còn giúp bạn có được lượng truy cập phù hợp nhất với doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ thoát như thế nào thì đạt “điểm chuẩn”?

Một số chuyên gia SEO cho rằng, điểm chuẩn hợp lý cho tỷ lệ thoát là dưới 40%. Nếu tỷ lệ thoát trên website vượt hơn 40%, thì rõ ràng nội dung của bạn không phù hợp với lượng người dùng đang truy cập vào website.

Tuy nhiên, một số người làm SEO lại đưa ra một mức điểm chuẩn hơi khác: 30-55%. Một khi tỷ lệ thoát bắt đầu rơi vào phạm vi khoảng 60%, bạn nên bắt đầu thực hiện một số thay đổi cần thiết trên website để cải thiện chỉ số này.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều quan điểm khác. Có người cho rằng, không có tỷ lệ thoát chuẩn vì con số này còn phụ thuộc theo ngành, quốc gia và thiết bị lướt web…

Một chuyên gia SEO chia sẻ: “Khách hàng của tôi nằm trong lĩnh vực y tế. Vì vậy mức tỷ lệ thoát trung bình của chúng tôi thường từ 60-70%. Nếu con số này đạt mức khoảng 50% hoặc thấp hơn thì thật tuyệt vời.

Và, bạn cũng cần lưu ý rằng: tỷ lệ thoát cũng có thể thay đổi đối với các loại chiến dịch khác nhau. Các chiến dịch sử dụng cách chạy ads cho landing page thường có tỷ lệ thoát cao hơn, khoảng trên 90%. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng nếu thấy chỉ số này đột nhiên tăng cao.

Một mẹo để quản lý tỷ lệ thoát chính là sử dụng Google Analytics để xem tỷ lệ thoát trên trang web của bạn so với những trang web khác trong ngành của bạn.

14. Trang cuối cùng người dùng xem trên website (Exit pages)

Exit pages – Tỷ lệ thoát trang là số lần thoát chia cho số lượt xem trang cho một trang cụ thể nào đấy, ví dụ như số lần thoát trang chia cho số lượt bạn truy cập vào trang https://vantaymedia.vn/.

Google Analytics sẽ cho biết tổng lượng truy cập rời khỏi trang web của bạn. Các trang có tỷ lệ thoát cao phần nào cho thấy mọi người đang thoát khỏi trang để tìm điều gì đó, hay ho hơn chẳng hạn?

Theo dõi các trang nhiều lượt thoát ra nhất có thể tiết lộ các vấn đề trên trang web của bạn mà thậm chí bạn còn không biết đến sự tồn tại của các vấn đề này.

Bên cạnh việc theo dõi tỷ lệ thoát, hãy xem trang web nào thường là trang cuối cùng mà người dùng truy cập trước khi rời khỏi website của bạn.

Tùy thuộc vào trang đó là gì, exit page có thể cho bạn biết các vấn đề như mô tả sản phẩm của bạn còn rất mơ hồ, trang web tải chậm hoặc rất chậm, giao diện người dùng không hấp dẫn một chút nào…

Và, khi bàn về exit page, hãy đặt KPI SEO sao có ÍT HƠN 50% lượt truy cập thoát ra ngay sau khi truy cập vào các landing page bạn nhé!

15. Tốc độ tải trang (Page Load Speeds)

Một số liệu quan trọng mà hầu hết mọi website đều thất bại là tốc độ tải trang web.

Hiện tại, Google indexes đang “ưu ái” hơn cho các website theo tiêu chí mobile-first, ưu tiên mặc định cho mobile devices (các khung hình nhỏ như thiết bị di động) sau đó mới override các giá trị cho tablet, và sau cùng là desktop. Tốc độ tải website khi người dùng truy cập bằng thiết bị di động là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp Google xếp hạng website của bạn.

Tốc độ tải rất quan trọng vì chỉ số này có tác động đến tỷ lệ thoát và các số liệu khác, và thậm chí ảnh hưởng đến ranking của bạn ở hiện tại và tương lai.

Hơn nữa, tốc độ tải trang còn liên quan trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Nếu một khách hàng truy cập vào trang web của bạn và phải mất hơn ba giây để tải các nội dung trên web thì… phần lớn họ sẽ thoát ra khỏi website đấy.

Nếu bạn sử dụng nhiều ảnh có kích thước lớn, GIF và video, yếu tố này sẽ có tác động tiêu cực đến tốc độ tải trang trên website. Hình ảnh và video có thể trông đẹp và thu hút  người dùng đang truy cập. Nhưng! Nếu trang không thể tải nhanh, người xem có thể sẽ nhanh chóng click vào nút quay lại và chuyển sang một trang web khác.

Để kiểm tra tốc độ trang web của bạn, bạn có thể sử dụng Google PageSpeed Insights. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra thời gian tải trang của website trên nhiều nền tảng khác như Pingdom Website Speed ​​Test, GTmetrix Website Speed And Performance Optimization, Dot-Com Tool…

5 giây là con số có thể chấp nhận được khi nói đến tốc độ tải trang. Tốt nhất, website của bạn nên tải dưới 5 giây. Và nếu bạn xây dựng web thương mại điện tử, con số này nên là 2 giây!

16. Tỷ lệ người dùng quay trở lại website (Percentage of Returning Visitors)

Nhận biết có bao nhiêu lượt truy cập quay trở lại website một – hoặc một vài lần sẽ giúp bạn biết được trang web của mình đang có hiệu quả tốt như thế nào trong thị trường. Nếu mọi người liên tục sử dụng một dịch vụ, điều này chứng minh dịch vụ này vô cùng chất lượng phải không nào?

Tỷ lệ người dùng quay lại với website so với người dùng chỉ đến một lần và không trở lại sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và hệ thống kinh doanh theo chiều dọc (site vertical).

Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi xem chỉ số này có được cải thiện hay theo thời gian lại tệ hơn ban đầu.

Và, một lợi ích “đính kèm” nếu chỉ số KPI SEO này đủ tốt chính là, khi người dùng thường xuyên truy cập vào trang web của bạn, khả năng họ đề cập, chia sẻ về website trên các diễn đàn, trong các bài đăng trên blog hoặc trên các kênh truyền thông xã hội sẽ cao hơn rất nhiều đấy!

17. Xếp hạng từ khóa (Keyword Rankings)

Nếu bạn đang làm SEO, bạn sẽ có thể liệt kê các từ khóa trên trang nhất của Google. Bằng việc kiểm tra Ahrefs mỗi ngày, bạn có thể xem những từ khóa nào trong nhóm từ khóa mục tiêu của bạn đang nằm trong top 10. Và sau đó, hãy báo cáo điều đó với khách hàng của mình để họ có thể thấy kết quả mà họ đang mong đợi bạn nhé!

Theo dõi ranking của nhóm từ khóa mục tiêu sẽ giúp bạn kiểm tra xem chiến lược SEO của mình có đi đúng hướng hay không. Khi theo dõi ranking của từ khóa, bạn sẽ biết liệu bạn có chọn đúng những từ khóa tốt nhất, mang lại hiệu quả nhất hay chưa, và liệu bạn có cần cân nhắc điều chỉnh, thay đổi các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng hay không?

Nếu bạn có thể tối đa hóa số lượng từ khóa trong ba kết quả tìm kiếm hàng đầu, bạn sẽ đảm bảo có được lượng organic traffic cực lớn vì có đến 80-90% người dùng click vào top 3 kết quả đầu tiên trên trang tìm kiếm.

Bạn phải biết bạn đang đứng ở đâu trước khi bạn có thể quyết định những việc cần làm tiếp theo, liệu các định hướng này có giải quyết được các yếu tố SEO trên website, giúp bạn xây dựng hệ thống liên kết các link với nhau hay không…?

Theo dõi bảng xếp hạng các từ khóa mục tiêu là một quá trình liên tục và đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, với các công cụ như Google Search Console và SEMrush, bạn có thể xác định xem một số từ khóa nhất định có đang bị tụt hạng hay không, lý do tụt hạng là gì, có những vấn đề gì đang xảy ra.

Kết hợp dữ liệu từ SEMrush và Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi các chỉ số này một cách tốt nhất.

18. Số lượng từ khóa được xếp hạng (Number of Ranking Keywords)

Ngoài việc theo dõi bảng xếp hạng cho các trang riêng lẻ trên website, theo dõi số lượng từ khóa được xếp hạng trên Google cũng vô cùng quan trọng.

Tham khảo số lượng từ khóa được xếp hạng trong một trang web sẽ có thể giúp bạn phân tích được sức khỏe trang web của mình.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào trên trang web hoặc trong các thuật toán tác động tiêu cực đến trang web, thứ hạng từ khóa được xếp hạng bỗng biến động và thường là nơi đầu tiên bạn nhận thấy vấn đề. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, bạn còn phát hiện ra vấn đề ngay cả trước khi lượng truy cập bị ảnh hưởng.

Có rất nhiều lý do tại sao tổng số từ khóa mà một trang web xếp hạng giảm đi. Và không phải lúc nào điều này cũng là xấu. Tuy nhiên, nếu số lượng từ khóa được xếp hạng giảm đến 10% hoặc hơn trong một tháng thì… rất đáng để bạn dành thời gian và phân tích website của mình đấy nhé!

19. Từ khóa dành cho mục đích thương mại (Commercial-Intent Keywords)

Khi làm SEO, bạn nên theo dõi tổng số cụm từ khóa được sử dụng cho mục đích thương mại mà trang chủ và các trang sản phẩm/dịch vụ của bạn đang dẫn về.

Nếu con số này tăng lên, thì có nghĩa rằng, bạn đang làm SEO tốt

20. Lượng tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu (Branded Search Volume)

Theo dõi những thay đổi trong tổng lượng tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu vô cùng quan trọng.  Khi thương hiệu của bạn ngày càng phát triển thì khối lượng tìm kiếm  có liên quan đến thương hiệu của bạn cũng vậy.

Nếu khối lượng tìm kiếm này không tốt thì, đã đến lúc bạn cần phải làm gì đó để cải thiện chiến lược SEO và marketing của mình.

khi-nguoi-dung-tim-kiem-digital-agency-va-co-them-vantay-media-day-duoc-xem-la-mot-tim-kiem-co-lien-quan-den-thuong-hieu

Khi người dùng tìm kiếm Digital Agency và có thêm “Vantay Media”, đây được xem là một tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu

21. Lượng tìm kiếm không liên quan đến thương hiệu (Non-Branded Search Volume)

Bên cạnh lượng tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu, mọi người nên theo dõi số lượng khách truy cập trang web từ những tìm kiếm không có yếu tố dính đến thương hiệu của bạn.

Thông thường, một phần lớn các lượt tìm kiếm tự nhiên được tạo thành từ các tìm kiếm có thương hiệu. Đây là những người đã biết về công ty của bạn và chỉ đang cố gắng truy cập vào trang web của bạn. Mặc dù điều này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại không giúp bạn có thể phân biệt được các từ khóa hiệu quả cho chiến lược SEO đang diễn ra.

Bạn có thể theo dõi KPI SEO này bằng cách nào? Rất đơn giản, hãy lọc ra các tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu, ví dụ như sử dụng tên công ty chẳng hạn. Như vậy, bạn có thể tìm được số lượng người dùng click vào website của bạn sau khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Ví dụ, bạn nên lọc các từ khóa “công ty làm Digital Marketing Vân Tay Media” và chỉ giữ lại các lượt tìm kiếm liên quan đến nhóm từ khóa “công ty làm Digital Marketing”, “đơn vị làm Digital Marketing”, “làm Digital Marketing”, “công ty Digital Marketing”…

22. Xếp hạng từ đối thủ cạnh tranh (Competitor Rankings)

Nhiều người khi làm SEO thường quan tâm đến thứ hạng của đối thủ cạnh tranh trong cùng các từ khóa chiến lược mà họ đặt ra ban đầu. Tuy nhiên…

Nếu đối thủ của bạn có ngân sách đủ lớn, họ có thể có nhiều “chiêu trò” hơn để xếp hạng website của bạn. Một số doanh nghiệp sẽ cố tình đưa tên đối thủ (tức doanh nghiệp của bạn) vào trang web/ blog của họ để so sánh các sản phẩm với nhau, “dìm hàng” sản phẩm của bạn để nâng cao giá trị sản phẩm cho website của họ.

23. Featured snippets

Featured Snippet (trích dẫn nổi bật) là những kết quả tìm kiếm được lựa chọn nổi bật (Featured) trên trang nhất kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic) của Google.

Featured Snippet sẽ được đặt trong một box nhất định và bao gồm một đoạn thông tin có phần tóm tắt câu trả lời được trích trong nội dung website kèm theo liên kết đến trang, tiêu đề và URL trang.

Nếu bạn cũng đang thực hiện các chiến dịch SEO, hãy theo dõi đoạn trích nổi bật này vì chúng có thể làm tăng đáng kể lượng traffic có giá trị cao đối với website của bạn. Thậm chí, lợi ích mà Featured Snippet mang đến còn nhiều hơn khi website của bạn có ranking ở top 1 trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của Google nữa đấy!

Để đạt được KPI SEO về Featured Snippet, bạn có thể sử dụng SEMrush để xem các truy vấn tìm kiếm (search queries) nào có trích dẫn nổi bật và các trích dẫn này thường chứa các yếu tố gì.

24. Độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty)

Khi đội ngũ marketing làm SEO, bạn nên nghiên cứu bổ sung các số liệu về điểm đánh giá độ khóa của từ khóa. Và rất đơn giản, bạn có thể tổng hợp dữ liệu bằng công cụ Keyword Explorer của Moz.

keyword-explorer-cong-cu-danh-gia-tu-khoa-pho-bien-nhat-hien-nay

Keyword Explorer – công cụ đánh giá từ khóa phổ biến nhất hiện nay

Số liệu này rất quan trọng và cần thiết phải theo dõi bởi vì nó cho bạn biết mức độ cạnh tranh của các từ khóa mà bạn chọn lựa. Điểm đánh giá độ khó cao cho thấy các doanh nghiệp khác trong cùng nhóm ngành/lĩnh vực với website của bạn đang sử dụng từ này rất nhiều và bạn sẽ khó có cơ hội để trở thành quán quân, đạt được vị trí top 1 trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Tất nhiên, điều này không phải là không thể, nhưng sẽ khó hơn một chút đấy.

Điểm đánh giá độ khó của từ khóa nên rơi vào khoảng khó khăn từ 1-50 là chuẩn. Bên cạnh đó, Moz cũng theo dõi cả search volume và CTR (tỷ lệ click). Nếu một từ khóa có độ khó thấp, CTR cao và search volume cao thì đây chính là từ khóa mà bạn nên chọn và tối ưu ngay trước khi các website khác “cuỗm” mất từ khóa chất lượng này.

25. Lượng traffic ước tính (Estimated Traffic)

Mục Estimated Traffic (Lượng traffic ước tính) của SEMrush cũng là một trong những chỉ số KPI nhiều người quan tâm khi làm SEO.

SEMrush không chỉ cung cấp thứ hạng từ khóa mà còn tính đến tỷ lệ click ước tính theo thứ hạng của từ khóa trong khi đo lường bằng chính search volume của từ khóa này. Cách này sẽ giúp bạn  Đó là một cách chính xác hơn để đo lường hiệu suất của từ khóa trên domain.

26. Giá trị của lưu lượng truy cập (Traffic value)

Traffic Value là một KPI SEO của Ahrefs. Chỉ số này chính là số tiền bạn sẽ phải trả cho Google Ads trên mỗi lượt click để nhận được cùng một lượng traffic của từ khóa có xếp hạng Google.

Nhiều SEO-er đã bắt đầu đo lường các chi phí bạn sẽ phải trả khi mua các vị trí quảng cáo cho các từ khóa mà họ mong muốn.

Nếu bạn liên tục cho ra đời content mới, việc có được thêm vị trí xếp hạng cho các từ khóa là một câu chuyện khá dễ dàng. Nhưng liệu điều này có mang đến giá trị về việc thúc đẩy lượt truy cập vào trang web của bạn hay không lại là một câu chuyện khác.

Bằng cách theo dõi Traffic Value, bạn sẽ có nhiều thông tin chắc chắn hơn về việc các từ khóa của bạn đang có ranking tốt liệu có giá trị trong ngành của bạn hay không.

Nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn đang trả tiền cho các vị trí quảng cáo, thì đây là một chỉ số chất lượng cho thấy các từ khóa này thật sự có hiệu quả, khiến các doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền để chạy ads.

Vì vậy, nếu bạn có khả năng đạt được ranking tốt một cách tự nhiên nghĩa là bạn đang tiết kiệm chi phí chạy ads và giúp website có được lượng truy cập website từ các khách hàng tiềm năng, phù hợp.

27. Query impressions

Theo dõi lượng truy cập không phải trả tiền vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để xác định cơ hội trong tương lai, cần theo dõi cả số lần website của bạn hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Việc này sẽ giúp bạn xác định những từ khóa nào đang hoạt động tốt, các nhóm nội dung  nào cần cải thiện để tăng organic traffic từ chính các nhóm này

28. Tỷ lệ click (Click-through rate)

Click through rate (CTR) là KPI SEO cho thấy tỷ lệ phần trăm người dùng đã click vào website trên tổng số lần đường website hiển thị tại trang kết quả tìm kiếm của Google. Ví dụ, nếu 10 người thấy trang web https://vantaymedia.vn/ khi tìm kiếm từ khóa “agency làm SEO” nhưng chỉ một người click vào thì CTR sẽ là 10%.

Đo lường CTR có thể giúp bạn thay đổi, tối ưu hóa website của mình để khuyến khích người dùng click vào website của bạn chứ không phải website của đối thủ cạnh tranh. Bạn phải cung cấp cho người dùng một lý do để thuyết phục họ click vào liên kết đến trang của bạn. Nếu bạn không chủ động theo dõi CTR và cố gắng cải thiện chỉ số này, bạn sẽ rất dễ thất bại trong các chiến dịch SEO.

Thật khó khăn để website của bạn nằm ở trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Và chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn cơ hội này tiêu tan chỉ vì một đoạn trích dẫn kém chất lượng và chẳng đủ sức mạnh để mọi người click vào phải không nào?

  • Tại sao đo CTR lại quan trọng đến thế?

Thông thường, chúng ta chỉ thích tập trung vào ranking của website. Tuy nhiên, nếu  không ai click vào trang web của bạn để khám phá nội dung bên trong web thì dù có đạt thứ hạng tìm kiếm cao cũng không có ý nghĩa gì cả. Vì thế, CTR là một chỉ số quan trọng giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến lược SEO đang thực hiện.

Một số chuyên gia đã chia sẻ, CTR cao có thể giúp bạn đạt được ranking cao hơn bởi Google có xu hướng đánh giá các trang có CTR cao là những trang có giá trị hơn đối với người dùng đang tìm kiếm trên Google.

Bên cạnh đó, việc biết được page nào, từ khóa nào có tỷ lệ click cao nhất trong tổng số các lượt tìm kiếm organic rất quan trọng khi bạn đang viết nội dung để chạy ads. Khi viết tiêu đề cho bài viết, tiêu đề nên chứa từ khóa có CTR từ 25% trở lên. Và nếu sử dụng tiêu đề này để chạy ads, bạn sẽ thấy tiêu đề mang đến hiệu quả vượt trội gấp 2 lần.

  • Làm sao đo được CTR?

Google Search Console có thể giúp bạn biết được CTR của các từ khóa thuộc website của bạn đang xuất hiện trong SERPs. Và bạn cũng có thể theo dõi chỉ số CTR này trong Google Analytics đấy!

Tuy nhiên, CTR của bạn có thể không hoàn toàn đúng 100% nếu trang web của bạn đang làm tốt việc tìm kiếm featured snippets. Do đó, cần đặt CTR bên cạnh các chỉ số khác để có thể phân tích một cách chính xác nhất.

Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm SEO đã chia sẻ, bạn có thể xem 2 số liệu: CTR & bounce rate. Bạn thay đổi tiêu đề và đạt được CTR đáng kinh ngạc nhưng… tỷ lệ thoát mỗi lúc lại tăng cao? Đây là tín hiệu cho thấy người dùng đang tìm kiếm nội dung chất lượng hơn trên website của bạn. Thay vì chỉ thay đổi tiêu đề, hãy cải thiện nội dung sao cho phù hợp với tiêu đề!

  • Có cách nào để cải thiện CTR?

Nếu bạn đang tung ra các bài viết có nội dung xịn sò, ranking của URL luôn nằm trong top đầu nhưng CTR dưới 50% thì hãy ngay lập tức cập nhật tiêu đề và meta description bạn nhé!

Có rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện CTR, ví dụ như dựa theo gợi ý trên các tool như Google Search Console và Sanity Check chẳng hạn. Hãy làm cho các bài viết SEO của bạn như bản sao của một nội dung chạy ads: có chất lượng cao, có cảm xúc, gợi hình và dễ hiểu.

Giống như việc cải thiện nội dung khi chạy ads, bạn nên liên tục thử nghiệm & phân tích nhiều cách viết tiêu đều, meta khác nhau để xem CTR có được cải thiện hay không. Hãy dành thời gian để kiểm tra nhiều dạng khác nhau và tìm ra sự kết hợp chuẩn chỉnh nhất.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia SEO cũng cho rằng, CTR thấp không nhất thiết là do featured snippet chưa đủ chất lượng.

Nếu bạn thấy song song với số lần hiển thị tăng lên là CTR giảm thì có nghĩa là người dùng có thể đang click chuột vào các kết quả tìm kiếm một cách…random! Trong trường hợp này, tối ưu featured snippet sẽ chỉ lãng phí thời gian, công sức của bạn mà thôi.Bạn nên tập trung vào việc cải thiện vị trí của mình trong SERP cho các từ khóa mục tiêu là được.

29. Độ dài meta title (Meta Title Length)

Nếu bạn không để ý đến độ dài của meta title (tiêu đề được hiển thị trong đoạn tìm kiếm), thì rất có thể, các tiêu đề của bạn có thể bị Google rút ngắn và thay đổi. Dĩ nhiên, điều này sẽ khiến người dùng hạn chế tương tác với bạn hơn.

Ví dụ, một title chuẩn: “Các chỉ số KPIs dành cho SEO Marketing”. Tiêu đề này đủ ngắn để hiển thị trên trang tìm kiếm mà không bị Google cắt ngắn đi.

Và, một tiêu đề dài: “Các chỉ số KPIs dành cho SEO Marketing mà người dùng có thể đang quan tâm nhất hiện nay”. Dĩ nhiên, khi hiển thị, Google sẽ rút đi và chỉ hiển thị “Các chỉ số KPIs dành cho SEO…” hoặc “Các chỉ số…có thể…nhất hiện nay”.

Tiêu đề không rõ ràng, được cắt xén lộn xộn như thế sẽ khiến người dùng chẳng muốn click vào các bài viết của bạn.

meta-title-nen-ngan-gon-nhung-van-dam-bao-dung-va-du-y

Meta Title nên ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đúng và đủ ý

30. Tổng số lượng backlinks (Overall Number of Backlinks)

Backlink là liên kết được trả về từ các website, blog, diễn đàn, mạng xã hội khác tới website của bạn. Bạn càng có nhiều backlink, trang web của bạn càng được yêu thích và đáng tin cậy. Đặc biệt, nhiều backlink còn giúp website được xếp hạng cao hơn trong trang hiển thị kết quả tìm kiếm.

Khi trang web của bạn nhận được backlink nghĩa là các website giới thiệu trang web của bạn đang phát tín hiệu thông báo với Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng  của bạn có những nội dung vô cùng chất lượng.

Do đó, bạn nên theo dõi tổng số backlinks, các backlinks này đến từ website nào, website đó có uy tín hay không…

Bạn có thể tạo nội dung hấp dẫn, tuyệt vời, nhưng nếu bài viết/ trang web của đối thủ có nhiều backlink từ domain chất lượng thì chắc chắn, trong cuộc chiến này, đối thủ của bạn mới là người chiến thắng. Bởi, ranking và độ “xịn” của các domain dẫn backlink về website của bạn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ.

Cơ bản, chúng ta không có bất kỳ quy tắc chung nào về backlink. Tuy nhiên, điều cần thiết đối với đội ngũ SEO-er chính là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình và xác định xem họ đang sở hữu bao nhiêu backlink.

Điều quan trọng ở đây chính là phải đặt ra điểm chuẩn của riêng bạn bằng cách nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ cạnh tranh của mình — và lặp lại nghiên cứu hai năm một lần. Hãy dùng SEMrush và Moz để làm điều này bạn nhé!

31. Tổng số domain chỉ duy nhất dẫn đến website của bạn (Number of Unique Referring Domains)

Thay vì chỉ đo lường chung về backlinks, bạn có thể đo lường tổng số domain chỉ duy nhất dẫn đến website của bạn mà thôi.

Trang web của bạn càng có nhiều liên kết từ các domain độc-nhất-vô-nhị này thì bạn càng có nhiều lợi thế khi cạnh tranh thứ hạng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm so với đối thủ của mình.

Hiện nay, nhiều người chỉ tập trung vào số lượng liên kết dẫn đến website mà thôi. Nhưng trên thực tế, chính số lượng liên kết từ các domain chỉ duy nhất dẫn đến website của bạn mới thực sự thúc đẩy hiệu quả SEO đối với website.

32. Tổng số backlinks đến các trang cụ thể (Number of Backlinks to Specific Pages)

Ngoài việc theo dõi tổng số backlinks đến trang web của bạn, bạn nên theo dõi số lượng backlinks đến các trang cụ thể trên trang web của bạn.

Duy trì một lượng backlink chất lượng cao trên website sẽ giúp các trang trong website dễ dàng đạt được thứ hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, hiệu quả của số backlinks này cũng cần phân phối đều cho các trang trên website phải không nào? Vì thế, chúng ta cần xây dựng một lượng backlinks dẫn đến một trang cụ thể để giúp trang tăng hạng nhanh hơn, đặc biệt là khi bạn muốn tăng hạng ngay cả khi trang đã đạt thứ hạng cao, ví dụ như chuyển từ hạng 3 lên hạng 2 chẳng hạn.

Sử dụng các công cụ như Ahrefs sẽ giúp bạn phân tích có bao nhiêu domain liên kết đến các trang cụ thể của bạn đang được xếp hạng trên Google. Sau đó, bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể cho các trang hoặc các bài đăng mà bạn đang muốn thay đổi ranking. Và dĩ nhiên, sẽ không có ngưỡng ranking phù hợp cho tất cả các trang hay bài đăng của bạn vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của từ khóa và chủ đề chung mà bạn đang thực hiện.

  • Lưu ý:

Nếu bạn muốn xem nhanh tất cả các số liệu backlink trên website, bạn có thể tải miễn phí Ahrefs (Website Audit) dashboard và kiểm tra tổng quát các số liệu như rating của domain, các page có ranking ở top đầu…

33. Backlinks mới (New Backlinks)

Trong khi các yếu tố trên trang như Topical Authority (website chỉ tập trung nói về một lĩnh vực liên quan đến từ khóa tìm kiếm thay vì là một website tổng hợp thông tin) và trải nghiệm người dùng ngày càng trở nên quan trọng thì backlinks vẫn là yếu tố quyết định trong website của bạn sẽ ở đâu trong trang hiển thị kết quả tìm kiếm mà bạn không cần phải trả phí cho vị trí này.

Backlinks mới từ các trang web có độ tin cậy cao cho bạn biết rằng nội dung của bạn đang hoạt động tốt. Và nếu bạn đang tích cực xây dựng backlinks, việc đo lường số liệu này sẽ cho bạn biết liệu các nỗ lực của bạn có thành công hay không.

Và dĩ nhiên, hãy để các công cụ hỗ trợ như Ahrefs hoặc SEMrush giúp bạn làm điều này.

Dữ liệu được cập nhật từ những công cụ kể trên sẽ cho bạn thấy liệu có liên kết nào mới xuất hiện online hay không, chất lượng của liên kết như thế nào, có thể theo dõi liên kết này hay không, và liệu liên kết này có tổn tại lâu hay sẽ mất đi trong một thời gian nhất định.

34. Backlinks đã mất (Lost Backlinks)

Từ các backlinks có nội dung chẳng liên quan gì đến các backlinks đúng nội dung content, tạo ra được các backlinks chất lượng là cuộc chơi vô cùng khó khăn. Mỗi backlink có được là cả thời gian và ngân sách mà bạn đã đầu tư vào.

Do đó, khi làm SEO, nên theo dõi cả những backlinks đã mất và tìm hiểu lý do đằng sau tình trạng này. Có thể là do web hosting thay đổi, mất dữ liệu đã có, hoặc bạn đã bị xóa khỏi một bài đăng của khách…

Backlinks mất đi cũng là một dịp để bạn cải thiện các liên kết hiện có, lấy lại một phần ngân sách mà bạn đã đầu tư khi xây dựng nội dung và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

35. Referral traffic thông qua backlink (Backlink Referral Traffic)

Ngày nay, traffic gần như được xem là vua trong cuộc chiến SEO. Trong thực tế, có được traffic mà không cần mất tiền quan trọng hơn rất nhiều lần so với độ tin cậy của domain vì điều này cho thấy lượng traffic mà trang web của bạn đang nhận được”.

referral-traffic-mot-so-lieu-quan-trong-doi-voi-dan-seo

Referral Traffic – một số liệu quan trọng đối với dân SEO

Bạn có thể đo lường các backlink mang về traffic cho website của bạn. Liệu nhiều backlink, từ khóa đạt top 5… có thật sự quan trọng nếu traffic ngày một thấp đi?

36. Chất lượng của backlink (Backlink Quality)

Số lượng quan trọng thì chất lượng cũng rất cần thiết phải không nào? Bạn cần xem xét chất lượng backlinks nên tập trung xây dựng, phát triển liên kết ở các nhóm nội dung nào.

Một vài điều mà bạn cần quan tâm gồm có:

  • Thẩm quyền của domain: Các domain liên kết với website của bạn có uy tín, đáng tin cậy hay không?
  • Mức độ liên quan đến nội dung của bạn: Bạn muốn domain liên kết phải có ý nghĩa và phù hợp với website của bạn
  • Domain mới: Domain mới chính là nội dung cho phần nội dung mới của bạn

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra danh sách backlink của mình để xem liệu website có nhận được nhiều liên kết spam hay không. Sau đó, bạn có thể liên hệ với các website này để yêu cầu xóa đi các backlink này. Nhiều liên kết spam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trang web và cả thứ hạng nhóm từ khóa mục tiêu của bạn.

Và nếu bạn thấy website của mình đang có nhiều hoặc rất nhiều liên kết spam, không liên quan đến trang web, bạn có thể xem xét việc tạo ra một tệp từ chối để Google có thể nhận biết và bỏ qua nhóm liên kết này.

37. Mức độ liên quan của backlink (Backlink Relevance)

“Ngoài việc xem xét đến mức độ đáng tin cậy của domain hoặc URL, bạn cũng cần theo dõi mức độ liên quan của backlink” – Nhiều chuyên gia SEO đã chia sẻ.

Để có thể xác định đúng mục tiêu đặt ra, bạn có thể áp dụng theo tỷ lệ 1:5, tức là: Trong 6 backlink đang có, 5 backlink sẽ liên quan đến nhóm ngành/địa điểm kinh doanh cụ thể và 1 backlink có mức độ liên quan thấp hơn.

Nếu bạn làm được điều này, điều mà bạn cần tập trung sẽ chuyển từ số lượng sang chất lượng. Lúc này, các số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng của bạn chính là lời nói đại diện cho hiệu quả mà bạn đạt được.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của backlink nói chung và local backlink nói riêng từ các trang web cùng thể loại với bạn. Bạn càng nhận được nhiều backlink chất lượng cao sẽ càng tốt cho website.

Và, nếu backlink mà bạn nhận được là từ những website cùng nhóm ngành kinh doanh, có uy tín, mức độ tin cậy cao thì website của bạn cũng sẽ được đánh giá tốt hơn thông thường.

Ví dụ như, đối với một thương hiệu quần áo trực tuyến, nhận được backlinks từ các blog thời trang nổi tiếng, có tiếng nói trong cộng đồng thời trang sẽ mang đến hiệu suất cao hơn cho website trên đường đua cạnh tranh vị trí xếp hạng ở trang kết quả tìm kiếm.

Điều này sẽ cho các công cụ tìm kiếm biết được rằng, các trang blog thời trang uy tín cũng đang tin tưởng website của bạn và website nên xuất hiện trên trang tìm kiếm nếu mọi người tìm kiếm các từ khóa như “mua quần áo đẹp”, “váy nữ đẹp”…

38. Backlink có giá trị nhất (Most Valuable Backlink)

Ngoài các KPI SEO kể trên, bạn nên đo lường backlink có giá trị nhất đối với website của mình và website có giá trị nhất đối với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nhìn vào toàn bộ thông tin từ các liên kết sẽ lãng phí thời gian vì hầu hết bài viết có rankings được giải thích bởi nhóm backlink có hiệu suất tốt nhất. Hơn nữa, bởi một cách nào đó thì backlink tốt từ đối thủ của chúng ta cũng có thể dễ dàng bị sao chép đấy!

39. Tần suất xây dựng backlink (Link-Building Momentum)

Sự tăng trưởng ổn định về số lượng backlink mà website có được theo thời gian có tác động tích cực rất lớn đến thứ hạng trên website của bạn và giúp bạn không bị “phạt” khi các công cụ tìm kiếm nghi ngờ về độ tin cậy của lượng backlink này.

Nếu bạn tạo backlink quá nhanh thì thuật toán sẽ coi đó là thao tác “ăn gian” các liên kết và bạn có thể chịu sự theo dõi, kiểm tra sát sao từ các công cụ tìm kiếm vô thời hạn.

Do đó, thời gian đầu, chỉ cần giữ tiến độ khoảng 1-3 liên kết mỗi tuần là đủ. Khi bạn có một lượng traffic kha khá thì thì khả năng bạn có được backlink tự nhiên cũng sẽ tăng lên. Và số lượng backlink mỗi tuần của bạn có thể nâng cao hơn, không nhất thiết phải là 1-3 liên kết/tuần nữa.

Thông thường, các trang web có hơn 50 người truy cập mỗi ngày có thể dễ dàng tăng lên đến 5-8 backlinks mỗi tuần. Các trang web có hơn 100 người truy cập mỗi ngày có thể xây dựng nhiều backlinks trong khoảng thời gian ngắn là đủ.

40. Tốc độ phát triển liên kết (Link Velocity)

Có thể nói, số lượng backlink mà một trang web có được hàng tháng là một tín hiệu rất mạnh mẽ cho tất cả các công cụ tìm kiếm chính – đặc biệt là Google để xếp hạng bài viết. Do đó, duy trì và phát triển tốc độ liên kết hàng tháng của trang web là rất quan trọng vì việc này cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng trang web của bạn đang dần trở nên phổ biến hơn.

Moz Link Explorer, Ahrefs, SEMrush, and Majestic là các công cụ giúp bạn biết được xu hướng về tốc độ phát triển của các liên kết theo mốc thời gian mà bạn mong muốn, chẳng hạn như theo năm, theo tháng… Ngoài ra, các công cụ này còn giúp bạn biết nhóm backlink mới, nhóm backlink cũ đã mất, độ tin cậy của nhóm backlink đang có…

Các công cụ này vô cùng bổ ích. Bạn có thể sử dụng các công cụ tương tự để phân tích liên kết của đối thủ cạnh tranh, chất lượng liên kết và tốc độ liên kết để tìm ra backlink của website đối thủ có được nhờ các trang web xếp hạng cao nào. Sau đó, bạn có thể sắp xếp các backlink này thành một danh sách, cố gắng bắt chước cùng tốc độ phát triển liên kết của đối thủ trên trang web của riêng bạn.

Một website đang có xu hướng giảm tốc độ phát triển liên kết có thể bị sụt giảm thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm. Bởi chỉ số này cũng là một yếu tố giúp đánh giá mức độ hiệu quả của website và giúp các công tìm kiếm dễ dàng xếp hạng website của bạn.

41. Domain Authority

Domain Authority (DA) – thẩm quyền của domain là điểm số trên thang điểm từ 1-100, trong đó domain của bạn được so sánh về “độ mạnh” so với tất cả các domain khác trên internet. DA của bạn càng cao thì bạn càng có thể tăng lượng truy cập của mình. Khi DA tăng, traffic sẽ nhanh chóng “nối đuôi”.

Theo dõi DA hằng tháng bằng Moz giúp bạn hiểu được sức khỏe website, sức khỏe của nhóm backlink và biết được liệu DA có đang được cải thiện đúng với những nỗ lực của bạn đang làm hay không.

Nếu DA thấp, bạn có thể sử dụng SEO, content marketing và các chiến lược phát triển backlink để có thể giúp bạn cải thiện điểm DA này. Và, trên thực tế thì bạn chẳng có một điểm số nào cụ thể cả. Bạn chỉ có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh của mình mà thôi.

42. Phân chia domain theo rating (Domain Rating Distribution)

Phân chia domain theo rating, kiểm tra các nhóm trang web nào đang liên kết đến website của bạn vô cùng cần thiết để cải thiện các yếu tố SEO liên quan đến việc cắt giảm nội dung, không chấp nhận sử dụng các liên kết không hiệu quả.

43. Liên kết nội bộ (Internal Links)

Tất cả những ai đang làm marketing nên theo dõi KPI SEO về Internal link – liên kết nội bộ bằng anchor text – các chuyên gia SEO chia sẻ.

Nhiều yếu tố làm SEO, ví dụ như xây dựng liên kết thường mất nhiều thời gian. Bạn cần phải làm ra các nội dung có chất lượng, xây dựng mối quan hệ với tác giả của nhóm website uy tín và trao đổi, đầu tư để có được backlink tốt.

Tuy nhiên, tạo các liên kết nội bộ lại là một câu chuyện khác.Bạn có thể cải thiện yếu tố SEO này ngay lập tức mà không phải mất thời gian như các cách làm SEO khác.

Internal Link là liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một website/domain. Cách làm này giúp bạn cải thiện thứ hạng từ khóa mà không cần phải chờ đợi backlink từ các website khác.

Đưa ra 1-3 internal link trên trang của bạn với các từ khóa mục tiêu sẽ giúp công cụ tìm kiếm xác nhận rằng có mối liên hệ giữa các trang của bạn với nhau. Và với một danh sách tất cả các liên kết nội bộ và anchor text, bạn có thể xem trang nào bắt đầu nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn đấy.

44. Lỗi thu thập dữ liệu (Crawl Errors)

Các lỗi thu thập dữ liệu là chỉ số mà những ai đang làm SEO cần phải theo dõi. Đây là KPI SEO quan trọng nhất cần theo dõi. Sự thành công của các chỉ số SEO khác như organic sessions, xếp hạng từ khóa, thời gian tải trang… đều ít nhiều phụ thuộc vào việc các công cụ tìm kiếm có thể nhanh chóng, dễ dàng truy cập, đo lường nội dung trên website hay không.

45. Mục tiêu/Chuyển đổi (Goals/Conversions)

Bạn có thể thiết lập trình theo dõi mục tiêu trong Google Analytics để theo dõi tất cả các mục tiêu kinh doanh cho website nói riêng và marketing nói chung.

Mục tiêu cho phép bạn theo dõi khách hàng tiềm năng và bán hàng từ mọi hình thức chuyển đổi khác nhau. Bạn đang làm mọi thứ để hoàn thành một mục tiêu, vì vậy bạn cần chắc chắn rằng các chiến lược của bạn đều hoạt động hiệu quả để bạn đạt được mục tiêu này.

Cho dù đó là đăng ký email, download hoặc hoàn thành biểu mẫu đối với nhóm khách hàng tiềm năng thì các nội dung cũng sẽ hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh của bạn, cụ thể đối với hầu hết các thương hiệu chính là đạt được doanh thu cao hơn.

Làm SEO đủ tốt sẽ giúp bạn tạo ra khách hàng tiềm năng và doanh số. Dĩ nhiên ai cũng muốn thấy được lợi tức đầu tư khi chúng ta đã bỏ ra quá nhiều để tối ưu một trang/một website phải không nào?

Các thương hiệu thường muốn tăng lượng khách hàng và doanh thu của họ. Không ai đầu tư tiền chỉ đơn giản cho các báo cáo và có dữ liệu xếp hạng website “xịn” trên công cụ tìm kiếm.

  • Lợi ích của việc theo dõi các mục tiêu và chuyển đổi

Đối với các marketing agency, mục tiêu và số liệu chuyển đổi giúp bạn chứng minh giá trị bạn đang cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh việc chỉ ra cải thiện về traffic và thứ hạng từ khóa, chuyển đổi có thể giúp minh họa rõ nét hơn giá trị mà SEO mang đến cho khách hàng của bạn!

Theo dõi mục tiêu và chuyển đổi cũng cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về chất lượng traffic của bạn. Nếu bạn có nhiều lượt truy cập nhưng hầu như không có chuyển đổi trên trang web của mình, rất có thể lượng truy cập này không thật sự có chất lượng như bạn vẫn nghĩ.

Theo dõi mục tiêu và số liệu chuyển đổi giúp bạn xác định chiến lược SEO nào đang hoạt động tốt và chiến lược nào không hiệu quả. Theo dõi chuyển đổi không phải trả tiền theo landing page sẽ cho bạn biết landing page nào trên trang web của bạn hấp dẫn nhất và landing page nào cần bạn “nhúng tay” vào thay đổi.

  • Cách theo dõi mục tiêu

Cách tốt nhất để theo dõi các mục tiêu là để thiết lập chuyển đổi trong Google Analytics.

  • Đối với các bài đăng trên blog, điều quan trọng là hướng người dùng thực hiện một hành động cụ thể sau khi đến website và đọc bài viết. Ví dụ: bạn có thể có lời kêu gọi hành động ở giữa và ở cuối bài viết. Sau đó, theo dõi số lượng người dùng nhấp vào phần CTA này.
  • Chú ý đến xếp hạng của các trang dành riêng cho mục đích thương mại. Bạn cần theo dõi chính xác có bao nhiêu người đang click vào nút mua hàng hoặc điền form để mua hoặc liên hệ để hỏi về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

46. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

cong-thuc-tinh-ti-le-chuyen-doi

Công thức tính tỉ lệ chuyển đổi

Ví dụ, nếu có 2000 người truy cập một tuần, có bao nhiêu người click vào nút mua hàng? Nếu chỉ có 10, bạn có thể lấy 10/2000 và ra được tỷ lệ chuyển đổi chính xác.

Và, hãy nhớ rằng tỷ lệ chuyển đổi trên website có thể thay đổi dựa theo thời gian.

Bạn nên theo dõi cả tỷ lệ chuyển đổi chung của trang web cũng như tỷ lệ chuyển đổi của các landing page khác nhau.

Khi nhìn vào một trang web, nên xem xét tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho toàn bộ trang web. Đối với bất cứ trang nào trên website có mức chuyển đổi nằm dưới mức này, bạn nên kiểm tra các yếu tố khác nhau như giá cả, ưu đãi…

Với một vài hành động là bạn đã có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho các trang này và mang về doanh số cao hơn cho công ty của bạn.

47. Doanh thu trên mỗi khách truy cập (Revenue Per Visitor)

Bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào hàng tá các KPI SEO mà bạn vẫn cho là quan trọng khi làm SEO. Tuy nhiên, với hầu hết các doanh nghiệp thì doanh thu vẫn là con số quan trọng mà bạn cần theo dõi vào cuối ngày.

Tất cả các số liệu khác chỉ là chẩn đoán để tìm ra cách cải thiện doanh thu trên mỗi khách truy cập (hoặc mỗi lượt xem trang nếu mô hình kinh doanh của bạn dựa trên quảng cáo nhiều hơn).

Doanh thu trên mỗi khách truy cập (hoặc lượt xem trang) quan trọng hơn nhiều so với hầu hết các số liệu khác vì nó phản ánh giá trị thực sự của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể coi nó như một KPI chiến lược chứ không đơn thuần chỉ là một con số thú vị.

Doanh thu trên mỗi khách truy cập giảm là một vấn đề ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh thu trên mỗi khách truy cập tăng lên, đó là một thành tựu rất đáng để ăn mừng vì nó sẽ tăng lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.

Số liệu này có thể dễ dàng tính toán hơn bạn nghĩ đấy nhé. Bạn có thể đã biết tỷ lệ chuyển đổi của mình để “hô biến” organic traffic thành con số khách hàng tiềm năng. Và có lẽ bạn cũng biết tỷ lệ chuyển đổi của mình để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

48. Lợi nhuận đầu tư vào SEO (Return on SEO Investment)

Cho dù bạn đang thuộc team inhouse, chuẩn bị báo cáo với sếp của mình hay là agency đang chuẩn bị trả lời cho khách hàng thì bạn cũng cần biết liệu những nỗ lực làm SEO của bạn có được “đền đáp” không. Bạn có thể báo cáo về ranking, traffic tăng nhưng nếu điều này không tương đương với doanh thu thì các chỉ số này cũng trở nên vô nghĩa mà thôi.

Lợi nhuận đầu tư vào SEO rất khó theo dõi. Đối với các agency, để tính toán số liệu này, bạn cần có quyền truy cập vào mục tiêu – thực tế chuyển đổi của khách hàng và tổng giá trị trung bình của khách hàng. Bạn cũng cần xem xét một khung thời gian đủ dài để có được thống kê chính xác về lợi nhuận sau khi đầu tư vào SEO. Không thể ngay lập tức có được lợi nhuận như mong đợi chỉ sau khi kết thúc chiến dịch SEO vài ngày, phải không nào?

49. Độ tăng trưởng (Growth)

Một KPI SEO mà tất cả những ai đang làm marketing nên theo dõi chính là mức độ tăng trưởng – theo nhiều khía cạnh khác nhau. Bạn đang phát triển từ khóa mục tiêu? Bạn đang tăng thứ hạng cho các từ khóa liên quan? Website có đang tăng thứ hạng tìm kiếm?

Khi cố gắng tìm ra các mức tăng trưởng phù hợp cho bản thân và doanh nghiệp của mình, bạn nên xem xét đối thủ cạnh tranh của mình, cả từ góc độ SEO và từ góc độ kinh doanh chung.

Thông thường, theo dõi tăng trưởng hàng tháng sẽ bao gồm: lượng khách hàng tiềm năng, thị phần trên công cụ tìm kiếm, mật độ từ khóa…

  • Kết luận:

Các số liệu SEO bạn theo dõi nên được dựa trên các mục tiêu của bạn. Mặc dù mỗi người làm SEO đều có ý kiến ​​riêng về các số liệu SEO quan trọng nhất để theo dõi nhưng thực sự không có số liệu quan trọng nhất để đo lường thành công với SEO.

Bạn nên xem xét các mục tiêu cụ thể trước khi quyết định số liệu mà mình cần theo dõi. Đối với một bài đăng trên blog, việc đo thời gian trung bình trên trang là điều hợp lý. Đối với một trang dịch vụ, tỷ lệ thoát là điều mà bạn nên tập trung vào

Ngoài ra, các số liệu này nên phụ thuộc vào các chiến lược SEO mà bạn đang áp dụng. Ví dụ như nếu bạn đang cố gắng tăng backlink, bạn có thể muốn tập trung vào referral traffic chẳng hạn.

Tóm lại, tất cả các KPI SEO trên đây đều rất quan trọng. Bạn muốn chọn số liệu nào? Hãy đối chiếu với mục tiêu của bạn!

Nguồn: Tổng hợp và lược dịch từ Databox

---

Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?

Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.


Các bài viết khác

Bài viết > Khác

B2B Content Marketing Chìa Khoá Thành Công Của Doanh Nghiệp

21/10/2024 7
B2B Content Marketing Chìa Khoá Thành Công Của Doanh Nghiệp B2B content marketing là công cụ quan trọng của doanh nghiệp B2B vì chúng không chỉ giúp tăng cường nhận...
Bài viết > Khác

Content Quảng Cáo: Tích Hợp Quảng Cáo Vào Content Marketing

19/10/2024 7
Trong môi trường marketing hiện đại, việc kết hợp nội dung với quảng cáo trả phí (paid ads) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thông thường, các doanh...
Bài viết > Khác

13 Loại Blog Posts Cho Người Mới Bắt Đầu Đến Chuyên Gia Không Nên Bỏ Qua

17/10/2024 8
13 Loại Blog Posts Cho Người Mới Bắt Đầu Đến Chuyên Gia Không Nên Bỏ Qua Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo nội dung thu hút và...

Đăng ký nhận tài liệu

Để lại email của bạn để nhận “Saleskit dịch vụ Google Ads – Phí thấp Nhấp cao by Goha”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ.

    Đăng ký nhận tài liệu

    Để lại email của bạn để nhận “Saleskit dịch vụ Facebook Ads by Goha”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ.

      Đăng ký nhận tài liệu

      Để lại email của bạn để nhận “Saleskit dịch vụ LinkedIn Ads by Goha”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ.

        Đăng ký nhận tài liệu

        Để lại email của bạn để nhận “Saleskit dịch vụ Tiktok Ads by Goha”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ.

          Đăng ký nhận tài liệu

          Để lại email của bạn để nhận “Saleskit dịch vụ Zalo Ads by Goha”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ.

            Đặt lịch hẹn thăm khám sức khoẻ thương hiệu/ website/fanpage ngành F&B

            Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn:
            👉Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu/ website/ fanpage
            👉Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả
            👉Tăng doanh thu và lợi nhuận

              Đặt lịch hẹn thăm khám sức khoẻ thương hiệu/ website/fanpage ngành máy móc công nghiệp

              Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn:
              👉Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu/ website/ fanpage
              👉Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả
              👉Tăng doanh thu và lợi nhuận

                Request a brand/ website/ fanpage health check in F&B industry

                Our experts will help you
                👉Analyze the strengths and weaknesses of your brand/website/fanpage
                👉Recommend solutions to improve performance
                👉Increase revenue and profitability

                  Đặt lịch hẹn thăm khám sức khoẻ thương hiệu/ website/fanpage ngành giáo dục

                  Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn:
                  👉Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu/ website/ fanpage
                  👉Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả
                  👉Tăng doanh thu và lợi nhuận

                    Đặt lịch hẹn tư vấn 1:1 cùng chuyên gia

                    Tìm ra chiến lược booking báo tăng uy tín, mở rộng tầm ảnh hưởng thương hiệu

                      Đặt lịch hẹn thăm khám website ngay

                      Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn:
                      👉Thăm khám website
                      👉Đề xuất giải pháp/ dịch vụ cải thiện tín nhiệm website
                      👉Tăng doanh thu và lợi nhuận

                        Đăng ký nhận Ebook

                        Điền họ tên và email của bạn để nhận eBook “10 bước triển khai chiến dịch B2B Paid Media hiệu quả”, để hiểu thêm về dịch vụ và báo giá sơ bộ

                          Zalo