Ngành F&B là một trong những ngày bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Vì thế, hậu đại dịch, các nhà hàng bắt đầu vội vã thực hiện hàng loạt chiến dịch marketing để mang về doanh thu bù lỗ cho một chuỗi ngày phải đóng cửa vì đại dịch.
Tuy nhiên, khi nhà hàng nào cũng làm marketing thì phải làm sao để nhà hàng của bạn nổi bật hơn? Hãy cùng Goha điểm qua các phương pháp marketing nhà hàng để xem chúng ta nên chọn cách marketing nào nhé!
Xem thêm:
- 6 Ý tưởng marketing ngành giáo dục cần bỏ túi cho năm 2022
- 7 Cách marketing nha khoa hiệu quả tăng doanh thu
Hậu đại dịch, các nhà hàng bắt đầu vội vã thực hiện hàng loạt chiến dịch marketing cho nhà hàng để mang về doanh thu bù lỗ cho một chuỗi ngày phải đóng cửa
1. Marketing nhà hàng là gì?
Marketing nhà hàng là việc sử dụng các hình thức tiếp thị để quảng bá hình ảnh – thương hiệu – dịch vụ của nhà hàng, tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực F&B. Việc marketing nhà hàng sẽ giúp nhà hàng của bạn được biết đến nhiều hơn, có nhiều khách hàng tìm đến ăn uống hơn.
2. 6 hình thức marketing nhà hàng, khách sạn
2.1. Xây dựng các cuộc thi
Nếu bạn muốn nhà hàng của bạn được nhiều người biết đến, bạn có thể thông qua các cuộc thi để lan tỏa danh tiếng về nhà hàng của mình. Người dự thi có thể chia sẻ đến bạn bè, rồi bạn bè của họ lại tiếp tục chia sẻ đến nhiều người khác. Hơn nữa, khi một cuộc thi diễn ra, sẽ có nhiều đơn vị báo đài đưa tin và khiến nhà hàng của bạn được biết đến nhiều hơn.
Năm 2014, thương hiệu “phở Hùng” đã được lan tỏa trên khắp các mặt báo, các trang mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ với cuộc thi ‘Thách thức phở khổng lồ’. Trong 45 phút, người tham gia dự thi phải ăn hết tô phở “khủng” với thành phần nguyên liệu hơn 3 kg.
Người dự thi phải đảm bảo có đủ sức khỏe nhưng có quyền dừng thi bất cứ lúc nào nếu thấy không thể tiếp tục. Người thua cuộc sẽ phải trả 200.000 đồng cho tô phở, nhưng nếu thắng cuộc sẽ được giải thưởng 1 triệu đồng.
Cuộc thi ‘Thách thức phở khổng lồ’ đã gây được tiếng vang trong suốt một thời gian dài
Tuy sau đó có những lùm xùm liên quan đến kỹ xảo cuộc thi khiến người tham gia không thể thắng cuộc nhưng không thể phủ nhận, cách quảng cáo cho nhà hàng này đã khiến phở Hùng nổi tiếng trong suốt 1 thời gian dài. Khi nhắc đến các cửa hàng phở Việt Nam, bên cạnh phở 24, người ta cũng sẽ ít nhiều truyền tai nhau về phở Hùng và cuộc thi nổi tiếng đó.
2.2. Marketing thông qua bao bì sản phẩm
Trong thời buổi mạng xã hội được phổ biến rộng rãi như ngày nay, nhiều người có xu hướng chia sẻ cuộc sống hằng ngày của họ trên các nền tảng này. Vì thế, bạn có thể thiết kế bao bì được thức ăn mang đi thật đẹp mắt, đủ cuốn hút để khách hàng chụp ảnh và check-in trên trang cá nhân của họ. Đây cũng là một cách marketing nhà hàng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Khi thiết kế bao bì, nên nhớ:
- Có logo và tên của nhà hàng
- Đồng bộ bao bì, hộp đựng với hình ảnh thương hiệu
- Chất liệu hộp đựng, bao bì phù hợp với thức ăn
- Kích cỡ, kiểu dáng bao bì, hộp đựng phù hợp
2.3. Marketing ngành nhà hàng trên các ứng dụng đặt bàn, ứng dụng ăn uống
Hiện nay, đặt đồ ăn online hoặc đặt bàn trước khi đến nhà hàng đều đang là xu hướng chung của ngành F&B. Vì thế, các ứng dụng đặt bàn như Now Table, Pasgo hoặc các ứng dụng giao thức ăn tận nơi như Grab Food, Foody,… ngày càng được nhiều người biết đến và tin dùng hơn.
Bên thứ 3 – các ứng dụng đặt thức ăn là một cách marketing nhà hàng không thể bỏ qua
Bạn có thể liên kết với các đơn vị này, bỏ ra một khoản kinh phí để được hiển thị banner, làm video truyền thông hay đơn giản là có vị trí đầu trang trên các ứng dụng.
Tuy nhiên, cách marketing nhà hàng này phụ thuộc vào bên thứ 3 nên bạn cần cân nhắc thực kỹ trước khi quyết định “bắt tay” cùng nhau cũng như không nên quá phụ thuộc vào hình thức này bạn nhé.
2.4. Seeding tại các nhóm, web đánh giá ẩm thực
Nếu bạn đang kinh doanh đồ ăn uống, sử dụng các hội nhóm hoặc website đánh giá ẩm thực như “Saigon Ùm”, “Tripadvisor.com”, “Hội review đồ ăn có tâm !!!”,… cũng là một cách marketing nhà hàng của bạn.
Khi sử dụng hình thức seeding này, các nhà hàng cần cẩn thận để có review chân thật, khéo léo, tránh người dùng nhận ra đây là một “chiêu trò” marketing tâng bốc nhà hàng và có ác cảm với nhà hàng của bạn.
2.5. Tăng cường các phương pháp Digital Marketing
Nếu bạn muốn marketing nhà hàng với kinh phí thấp nhưng vẫn thu hút được nhiều người, đem đến hiệu quả dài lâu, Digital Marketing chính là những gì bạn cần.
Hãy tận dụng Google, Facebook, Youtube, Instagram, Zalo… cho những chiến dịch marketing của mình. Khi làm digital marketing nhà hàng, một số yếu tố mà bạn cần cân nhắc như:
2.5.1 Ads
Google Ads, Facebook Ads hay thậm chí là Zalo Ads, Instagram Ads là hình thức quảng cáo cho nhà hàng có trả phí trên các nền tảng xã hội. Hình thức quảng cáo này sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, quảng cáo thường mất phí cao hơn và nhóm khách hàng tiếp cận được khá rộng nên có thể bao gồm cả khách hàng tiềm năng và nhóm khách hàng không tiềm năng.
2.5.2. SEO
Khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan đến thực phẩm như “nhà hàng ngon ở quận 1”, “nhà hàng đồ chay ngon”, “quán bán hủ tiếu chay ngon tại Sài Gòn”,… bạn có muốn tên nhà hàng của mình hiện ra đầu tiên? Nếu câu trả lời là có, đã đến lúc bạn thực hiện các chiến dịch SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Và để làm được điều này, bạn cần có chiến lược Content Marketing và Copywriting (cách viết content đồ ăn) phù hợp:
- Các bài viết của bạn cần được chuẩn SEO để bộ máy của Google có thể “đọc hiểu” và đánh giá chất lượng bài viết tốt hơn (phân bổ từ khóa, heading, thẻ alt,…)
- Bài viết cần giải quyết vấn đề khách hàng cần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có chiến lược inbound marketing, phân tích insight khách hàng và đưa ra thông tin hữu ích với họ.
Ngoài các yếu tố về content, để làm SEO, cần tối ưu hóa trang web của bạn với các yếu tố khác như tăng tốc độ tải trang, thiết kế trang web bắt mắt, thân thiện với người dùng,…
2.6. Hợp tác với người nổi tiếng, KOLs, influencer
Một trong những thói quen của hầu hết khách hàng khi chọn nhà hàng, quán ăn chính là tìm đến các quán ăn đã được người nổi tiếng, KOLs, influencer review. Họ thường có sự tin tưởng nhất định với nhóm người nổi tiếng và cho rằng nếu đã được review thì chắc nhà hàng này phải thật sự ngon.
Điều này được chứng minh qua hàng loạt tiktoker – influencer chuyên review nhà hàng, quán ăn trên nền tảng tiktok như Phương Min, Măm măm cùng Zịt, Rùa ham ăn, Ăn chơi điệu nghệ,…
Các clip review thức ăn đều có lượng tương tác cao, nhiều người bày tỏ ý kiến sẽ đến ăn thử hoặc chia sẻ trải nghiệm của mình khi đến quán ăn,…
Các clip review trên tiktok đang được nhiều người nhiệt tình ủng hộ
Tuy hợp tác cùng người nổi tiếng, influencer hay KOLs để marketing nhà hàng được đánh giá là một hình thức marketing được đánh giá cao hiện nay nhưng đây cũng là một hình thức marketing phụ thuộc khá nhiều vào bên thứ 3.
Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ các vấn đề như lựa chọn đối tượng hợp tác có hình ảnh phù hợp, kiểm soát nội dung được họ đăng tải trên mạng xã hội, chuẩn bị các dịch vụ phù hợp để phục vụ khách hàng sau khi marketing.
Bạn cứ thử tưởng tượng mà xem, nếu khách hàng xem clip tiktok thấy nhà hàng của bạn có dịch vụ A miễn phí nhưng khi đến thì không, liệu họ sẽ thất vọng như thế nào?
Bên cạnh các hình thức kể trên, bạn còn có thể marketing nhà hàng thông qua việc phát tờ rơi, đăng bài PR trên báo, áp dụng các chương trình độc lạ như tặng 1 phần đồ ăn cho khách hàng cao dưới 1m50,…
Những chia sẻ của Goha có giúp được bạn trong việc lên ý tưởng marketing cho nhà hàng của mình? Hãy chia sẻ ngay với Goha nhé. Và nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị triển khai các chiến dịch marketing ngành nhà hàng, hãy liên hệ với Goha ngay hôm nay!
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn