SEO không dễ dàng đối với bất kỳ công ty nào. Và câu chuyện về SEO còn đặc biệt khó nhằn khi bạn có giới hạn về thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác. Và đây cũng chính là vấn đề của SMEs hiện nay. Vậy chúng ta có thể làm gì để cải thiện ranking?
Thay đổi ranking không phải chuyện một sớm một chiều. Nhưng nếu bạn chịu áp dụng SEO checklist sau đây, SEO của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
1. SEO checklist: Xác định rõ vấn đề bạn cần phải giải quyết cho khách hàng
Trước khi làm SEO checklist, trước tiên bạn phải hiểu bản chất sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp nhỏ của bạn cung cấp cho khách hàng. Làm thế nào, khi nào và ở đâu để khách hàng xác định họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Nếu họ đang ở ngoài, họ có thể dùng điện thoại để sử dụng dịch vụ của bạn hay không? Sản phẩm của bạn có thúc đẩy mong muốn của họ, ví dụ như ăn ngon hay đi du lịch ở những nơi thật đẹp? Hay doanh nghiệp của bạn giúp người dùng giải quyết những vấn đề rắc rối trong cuộc sống như thông tắc bồn cầu, nhà cửa hư hỏng…?
Những câu hỏi này giúp bạn phác họa, định hình được cách mà khách hàng của bạn tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Từ đó, bạn có thể làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu từ khóa và sáng tạo nội dung của mình.
2. Khắc phục sự cố kỹ thuật SEO của bạn
SEO checklist trang web của bạn có thể trông đẹp ở bên ngoài – với đồ họa, màu sắc và phông chữ tuyệt vời. Nhưng nếu có vấn đề kỹ thuật “ẩn” bên trong mà không ai phát hiện ra, điều này sẽ ảnh hưởng đến ranking và traffic của bạn.
Do đó, trước khi muốn cải thiện SEO, bạn cần phải dành thời gian để sửa chữa lỗi kỹ thuật trên nền tảng website của bạn. Bạn cần một trang web có “sức khỏe” tốt để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang web của bạn một cách chính xác.
Một số vấn đề kỹ thuật SEO phổ biến nhất thường gồm:
- Tốc độ tải trang
- Nội dung trùng lặp
- Liên kết không truy cập được
- Sử dụng không đúng các phần tử liên kết chuẩn.
- Các trang chưa được tối ưu hóa.
Các công cụ giúp bạn kiểm tra sức khỏe website thường có: SEMRush, Google Search Console, GT Metrix, Siteliner và Screaming Frog.
3. Tối ưu hóa các trang của bạn
Tối ưu hóa trên trang không chỉ đơn thuần là chọn đưa các từ khóa lên website là đủ. Với bước tối ưu này, bạn cần phát triển thêm nhiều nội dung chất lượng, có cấu trúc chặt chẽ và đảm bảo bổ sung từ khóa mục tiêu vào nội dung một cách tự nhiên nhất.
Khi tối ưu hóa trang web, bạn nên đưa từ khóa vào một cách tự nhiên thay vì liên tục spam từ khóa ở khắp mọi nơi.
Các phần bạn nên tối ưu gồm có:
- Tiêu đề bài viết
- Meta (Title & Description)
- Nội dung bên trong bài viết
SEMRush, SpyFu, Google Search Console, Keyword Everywhere là một số công cụ giúp bạn có thể tối ưu hóa các trang trên website của mình.
4. Tối ưu hóa Google My Business
Miễn phí, dễ cập nhật và có thể tạo ra tác động lớn chính là những ưu điểm của Google My Business đối với SMEs.
Sử dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thông tin của mình và tiếp cận với người dùng một cách dễ dàng hơn. Người dùng có xu hướng truy cập vào website có đầy đủ các thông tin như (địa điểm, thời gian hoạt động, số điện thoại…)
5. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang làm gì và làm tốt hơn
Đối thủ cạnh tranh khi làm SEO có thể khác so với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh của bạn. Khi làm SEO, đối thủ của bạn chính là những website trong top 5 kết quả đầu tiên trên SERPs cho cùng từ khóa mà doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến.
Để phân tích đối thủ của mình, bạn cần biết:
- Những trang web đó đang cố gắng xếp hạng tốt để làm gì?
- Các trang đã được indexed trên website của họ
- Cấu trúc trang web của họ
- Chất lượng backlinks của họ
Ngoài ra, bạn cũng không nên quên rằng, tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong thuật toán đánh giá và xếp hạng các trang web của Google. Do đó, bạn nên sử dụng các công cụ đo lường để kiểm tra tốc độ tải trang landing pages của họ và xem điểm yếu của họ là gì.
Ví dụ, các trang của họ chạy chậm? Có những từ khóa nào trong cùng nhóm ngành họ đã bỏ qua mà bạn có thể sử dụng thành từ khóa chiến lược hay không?
Và SEMrush, SpyFu, Majestic chính là công cụ bạn có thể sử dụng để đo lường, đánh giá đối thủ của mình.
6. Quản lý Danh sách & Trích dẫn Doanh nghiệp Địa phương (Local Business Listings & Citations)
Ngoài Google My Business, muốn cải thiện SEO, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát tính chính xác của dữ liệu Local Business về doanh nghiệp của mình.
Khi làm Local Business, tính nhất quán trên các thông tin vô cùng quan trọng.
Thông thường, các trình tổng hợp dữ liệu như Neustar Localeze, Factual sẽ chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp địa phương, bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại (NAP).
Đảm bảo thông tin NAP của doanh nghiệp bạn nhất quán và chính xác có thể giúp cải thiện SEO cho doanh nghiệp của bạn.
7. Nhận liên kết từ các trang web trong khu vực địa phương của bạn
Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ không bao giờ nghĩ về liên kết. Tuy nhiên, nhận được các liên kết đến trang web của bạn có thể giúp cải thiện thứ hạng của bạn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ có doanh số bán hàng nhiều hơn và nhiều khách hàng hơn.
8. Thêm Schema Markup
Schema Markup gửi tín hiệu cho công cụ tìm kiếm về các thành phần của trang, chẳng hạn như:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Xếp hạng
- Giờ kinh doanh
Schema markup giúp tất cả các bộ máy tìm kiếm lớn như Google, Yahoo, Bing… hiểu và làm nổi bật nội thông tin cần thiết, quan trọng của nội dung website. Từ đó, schema markup giúp kích thích người truy cập click vào website của bạn.
9. Tập trung vào việc có được nhận xét từ khách hàng
Nhận xét, đánh giá là yếu tố giúp Google xếp hạng, đánh giá website của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể cải thiện chuyển đổi của mình bằng cách nỗ lực nhận các đánh giá và phản hồi từ khách hàng.
10. Tạo Video & Hình ảnh cho Từ khóa cạnh tranh
Trang web cần nội dung, cụ thể hơn chính là từ ngữ để các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của chúng. Tuy nhiên, ai cũng có thể làm được điều này. Doanh nghiệp muốn cải thiện SEO cần làm gì đó “cao cấp” hơn, ví dụ như sáng tạo nội dung vượt ra ngoài từ ngữ, ví dụ như hình ảnh và video.
Thử thực hiện nội dung qua video hoặc hình ảnh được tối ưu hóa đúng cách có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng từ khóa của mình.
11. Kết hợp SEO tự nhiên và quảng cáo có trả phí
Nếu bạn mới bắt đầu làm SEO, sẽ mất một thời gian chúng ta mới có thể nhận thấy kết quả từ những gì mình thực hiện. SEO là một cuộc chơi “dài hạn” tuyệt vời. Nhưng… đôi khi bạn cần phải bắt đầu tạo khách hàng tiềm năng ngay lập tức.
Quảng cáo có trả phí sẽ giúp bạn làm được điều này. Với các doanh nghiệp SMEs, trong khoảng thời gian đầu tiên, hãy thực hiện song song cả SEO lẫn chạy quảng cáo trả phí để xây dựng được khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.
Ngay cả sau khi bạn có một lượng lưu lượng truy cập không phải trả tiền ổn định đến trang web, bạn vẫn có thể cân nhắc chạy chiến dịch quảng cáo để nâng cao số lượng khách hàng của mình.
Trên đây chính là 11 mẹo giúp bạn cải thiện SEO. Tuy điều này không hề đơn giản nhưng nếu cố gắng, bạn vẫn có thể làm được. Và nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp nhiều vấn đề khác nhau về SEO, bạn có thể liên hệ ngay với Goha để được tư vấn và đề xuất các giải pháp cần thiết.
Nguồn: searchenginejournal.com
Bạn muốn tìm hiểu về giải pháp SEO bền vững cho website? Bạn muốn đưa website có traffic từ con số 0 lên Top nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn tăng doanh số thông qua SEO – hiệu quả dài lâu, chi phí 1 lần?
Hãy liên hệ ngay với GOHA, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể giúp đem đến hiệu quả và tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp SME.
- Hotline: 0919 1000 75
- Website: Goha.vn
“Dịch vụ SEO Uy Tín – Đột Phá Doanh Nghiệp Bạn với Lượng Truy Cập từ Google”.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn