Trong thời đại hội nhập, hiện đại hóa, công nghệ thông tin đang trở thành xu hướng chiếm lĩnh thị trường. Kéo theo đó, E-Commerce cũng trở thành một lĩnh vực đang có xu hướng phát triển bùng nổ và thu hút rất nhiều sự quan tâm thời gian gần đây.
Vậy E-Commerce là gì? Lĩnh vực này có tiềm năng phát triển lớn đến mức nào? Hãy cùng GOHA tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về hình thức E-Commerce
1. Tìm hiểu về khái niệm E-Commerce
Đã từng nghe qua rất nhiều nhưng chắc không ít người vẫn chưa thực sự hiểu được E-Commerce là gì?
E-Commerce hay còn gọi là thương mại điện tử là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động giao dịch, mua bán được thực hiện thông qua nền tảng trực tuyến và các phương tiện điện tử.
Toàn bộ hoạt động thương mại điện tử dường như đều gắn liền với các thiết bị điện tử như là điện thoại, laptop, máy tính bảng hay PC. Mặc dù vậy bạn vẫn có thể trải nghiệm tất cả các dịch vụ không khác gì mua hàng trực tiếp ngoài đời thật.
Việc hoạt động online tối ưu được rất nhiều chi phí, từ đó giúp cho các nhà kinh doanh nhỏ lẻ có nhiều cơ hội để phát triển hơn. Cơ chế của các kênh này giống như một bên giao dịch trung gian giữa người mua và người bán.
Nền tảng này giúp người mua có thêm nhiều lựa chọn và tìm được sản phẩm phù hợp. Người bán cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng và cũng không cần lo về vấn đề vận chuyển.
Đối với khái niệm B2B E-Commerce là gì, bạn có thể hiểu đây là mô hình kinh doanh trên nền tảng trực tuyến mà cả hai bên giao dịch đều là doanh nghiệp, không phải người tiêu dùng thông thường.
Khái niệm E-Commerce
2. Tầm quan trọng của thương mại điện tử
Trước sự phát triển ngày càng nhanh của cuộc cách mạng công nghệ, Thương mại điện tử đã trở thành một trong các xu hướng tất yếu dự đoán sẽ thống lĩnh thị trường trong tương lai.
Việc kinh doanh trên nền tảng trực tuyến giúp người mua và người bán xóa bỏ các rào cản về mặt địa lý và cả thời gian, có thể mua hàng tại bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào.
Với các gian hàng trực tuyến trên internet bạn hoàn toàn có thể để tự do tìm kiếm lựa chọn các sản phẩm theo nhu cầu mà không phải di chuyển. Tất cả hàng hóa đều có thể đặt và giao trực tiếp ngay tại nhà với rất nhiều ưu đãi hỗ trợ về chi phí.
Việc mua sắm trên kênh E-Commerce giúp người bán tối ưu các chi phí không cần thiết. Từ đó có thể đưa ra một mức giá ưu đãi và hợp lý hơn dành cho khách hàng, kích thích lượt mua tăng lên.
E-Commerce giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện hơn
3. Các dịch vụ E-Commerce mà doanh nghiệp thường sử dụng
- Mua sắm trực tuyến đối với những người tiêu dùng thông qua các ứng dụng di động, website hoặc chat bot,…
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp hoặc từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng
- Trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp
- Tiếp thị cho nhóm khách hàng mục tiêu thông qua email hoặc fax
Ở thời điểm hiện tại bản gần như có thể mua sắm tất cả các sản phẩm cũng như dịch vụ thông qua nền tảng E-Commerce như thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt cho đến vé máy bay, vé xem ca nhạc,…
Bạn có thể mua sắm ngay tại nhà trên các kênh thương mại điện tử
4. Những lợi ích mà E-Commerce mang lại
Với sự phát triển như vũ bão của các sàn thương mại điện tử, nổi bật tại Việt Nam phải kể đến như Tiki, Shopee, Lazada,… Chắc hẳn sẽ có không ít người thắc mắc lợi ích của những nền tảng này mang lại đối với hoạt động kinh doanh cũng như với người dùng.
Không giới hạn phạm vi tiếp cận
Đối với một cửa hàng bình thường chỉ có thể kết nối với người mua giới hạn trong một phạm vi nhất định.
Còn nếu bạn thiết lập một cửa hàng trên E-Commerce thì sẽ tiếp cận được với những người mua hàng ở cả trong và ngoài nước. Như vậy dĩ nhiên bán được sản phẩm cũng sẽ trở nên cao hơn rất nhiều.
Không bị ràng buộc bởi thời gian
Thông thường các cửa hàng đều sẽ có giới hạn về thời gian phục vụ trong ngày hoặc nếu muốn duy trì hoạt động 24/24 thì chi phí đầu tư cũng sẽ cao hơn rất nhiều, hơn nữa cũng phải tốn thời gian để vận hành và kiểm soát.
Riêng với việc mua bán trực tuyến, các khách hàng hoàn toàn có thể truy cập trên nền tảng, lựa chọn sản phẩm và đặt mua ngay trong lúc bạn đang say giấc.
Tối ưu chi phí
Vận hành cửa hàng trên E-Commerce bạn sẽ không phải tốn các chi phí về mặt bằng, nhân viên cũng như các chi phí vận hành kèm theo mà lượng hàng tiêu thụ vẫn có thể đảm bảo, thậm chí là cao hơn.
Cửa hàng trực tuyến sẽ giúp nhà kinh doanh tối ưu chi phí và đưa ra các mức giá ưu đãi cho người mua
Giảm gánh nặng về hàng tồn kho
Ở thời điểm hiện tại bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử mà không cần nhập hàng cũng như lo lắng đến các vấn đề vận chuyển.
Hình thức này gọi là Dropshipper, bạn chỉ cần tạo cửa hàng, lựa chọn nguồn hàng uy tín, đăng tải các sản phẩm. Và khi có khách đặt mua, bên chủ nguồn nhập sẽ lo toàn bộ các khâu còn lại và bạn chỉ việc nhận phần chiết khấu chênh lệch.
Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Cửa hàng được công khai trên các E-Commerce sẽ giúp bạn được nhiều người biết đến, việc tìm kiếm cũng trở nên dễ dàng hơn hẳn. Từ đó, đến gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Không cần vị trí làm việc cố định
Như thông tin đã chúng tôi đã chia sẻ trước đó việc vận hành cửa hàng trực tuyến sẽ gắn liền với các thiết bị điện tử. Chỉ cần bạn có thể đảm bảo kết nối internet thì có thể làm việc tại bất kỳ đâu.
5. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam
E-Commerce ở Việt Nam hiện nay đang phát triển chóng mặt và có thể xếp vào top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Ở nước ta có đến hơn 50 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone và đa số đều nằm trong độ tuổi có nhu cầu mua sắm cao. Vì thế mà trong năm đại dịch vừa qua, ngành thương mại điện tử đã thực sự bùng nổ.
Đây là thị trường kinh doanh đầy tiềm năng với mức lợi nhuận khủng và thích hợp cho cả những người kinh doanh nhỏ lẻ.
Xu hướng sử dụng smartphone cũng góp phần thúc đẩy E-Commerce phát triển mạnh tại Việt Nam
6. Những khó khăn và thách thức mà E-Commerce đang gặp phải
6.1. Thách thức
Xây dựng lòng tin của khách hàng
Với mức độ cạnh tranh cao trên nền tảng trực tuyến, việc PR quá đà hay cung cấp các sản phẩm giả mạo không khó để tìm thấy. Cũng vì lý do đó mà người dùng trở nên dè chừng khi quyết định đặt mua sản phẩm.
Và hơn cả việc mua sắm online khiến người tiêu dùng không được trực tiếp nhìn thấy hay trải nghiệm thử sản phẩm mà chỉ có thể đánh giá dựa trên các thông tin mà người bán cung cấp. Do đó, họ thường có xu hướng lo lắng và cân nhắc nhiều trước khi quyết định.
Bị ảnh hưởng bởi các sự cố kỹ thuật
Thông thường những người mở cửa hàng kinh doanh trên nền tảng E-Commerce chỉ biết về công nghệ ở một mức nhất định mà không thực hiểu rõ về nó. Do đó, các sự cố, đặc biệt là về mặt kỹ thuật là không thể tránh khỏi.
Một số các về đề thường gặp phải như là:
- Gặp khó khăn trong việc thay đổi giao diện của hàng theo ý thích
- Website bị tấn công bởi virus hoặc các hacker
Đối thủ cạnh tranh
Khi thị trường ngày càng được mở rộng và thêm các cơ hội kinh doanh, dĩ nhiên E-Commerce cũng trở thành một mảnh đất vàng mà tất cả mọi người đều muốn khai thác.
Số lượng các cửa hàng trực tuyến tăng lên nhanh chóng với đủ mọi hình thức kinh doanh và ngành nghề. Điều đó đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn. Không chỉ với những người bán mà còn đối với cả các sàn thương mại điện tử hiện nay.
Bạn không chỉ cần phải cung cấp mặt hàng chất lượng, giá cả phải chăng mà còn phải liên tục tạo ra các chiến dịch nhằm thu hút khách hàng quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
E-Commerce ngày càng phát triển nên mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn
Vấn đề thanh toán
Khi mua sắm trên nền tảng trực tuyến các hình thức thanh toán được cung cấp cũng khá đa dạng có thể thông qua liên kết tài khoản ngân hàng, ví điện tử hay thanh toán tiền mặt khi nhận hàng.
Với những lo lắng về chất lượng sản phẩm cũng như các vấn đề lừa đảo, thông thường người dùng sẽ chọn hình thức thanh toán trực tiếp khi giao hàng.
Và để có thể đáp ứng được nhu cầu này, người bán buộc phải nhờ đến dịch vụ thu hộ của bên vận chuyển với mức phí cao hơn. Tệ hơn chính là trường hợp người mua không nhận hàng thì bạn phải trả phí ship 2 chiều để nhận lại sản phẩm đó.
Khó khăn
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ tư vấn khách hàng của các nhà kinh doanh chưa thực sự chuyên nghiệp và đáp ứng được khách hàng so với việc hỗ trợ trực tiếp, đặc biệt là với một số sản phẩm đặc thù và cần có thông tin chi tiết như máy tính hay các thiết bị điện tử.
Tính tức thời
Thời gian chờ đợi để nhận được sản phẩm khi mua sắm online có thể mất đến vài ngày hoặc thậm chí cả tháng nếu người bán không có sẵn. Để khắc phục vấn đề này một số kênh như Tiki đang có hỗ trợ giao hàng nhanh trong 30 phút hay 2 tiếng, Và dĩ nhiên mức phí phải trả cũng sẽ cao hơn.
Mua sắm trực tuyến hiện đang bị hạn chế bởi thời gian giao hàng
Sự trung thực
Do người mua không thể trực tiếp nhìn thấy trải nghiệm sản phẩm nên việc quyết định đều dựa trên hình ảnh và thông tin cửa hàng cung cấp.
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp vì muốn tạo sự thu hút và bán được hàng mà những người kinh doanh đã đưa ra mô tả không đúng với sản phẩm thực tế.
7. GOHA – Mang đến giải pháp phát triển E-Commerce cho doanh nghiệp
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh doanh trên E-Commerce. Bạn không thể tìm được phương hướng phát triển cũng như đưa ra được chiến lược cạnh tranh dài hạn.
Đến dịch vụ xây dựng và phát triển sàn thương mại điện tử tại GOHA, chúng tôi sẽ giúp bạn:
- Thiết kế giao diện, setup hệ thống cửa hàng với đầy đủ thông tin về sản phẩm, hình ảnh và màu sắc bắt mắt
- Tối ưu công cụ quảng cáo, giúp thu hút và tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Thiết kế bộ từ khóa tiêu chuẩn, tăng thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ
- Tối ưu chi phí dành cho quảng cáo nhưng vẫn có thể đạt được hiệu quả như mong đợi
- Thiết lập cửa hàng trên đa dạng các sàn E-Commerce tiềm năng hiện nay
GOHA mang đến giải pháp phát triển E-Commerce cho doanh nghiệp
Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế lại trang web mà không ảnh hưởng đến SEO
Với các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết ngay hôm nay, hi vọng có giúp bạn hiểu rõ hơn về E-Commerce cũng như những lợi ích mà nền tảng này mang lại.
Nếu bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy nhanh tay liên hệ với GOHA để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn