Có thể bạn đã biết, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Và với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của công cụ này, SEO website dần trở thành chiến lược được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Tuy nhiên, để SEO một website thật hiệu quả, thay vì đáp ứng các nhu cầu của Google, bạn hãy tập trung đáp ứng nhu cầu người dùng và tìm ra những insight đằng sau các tìm kiếm của họ. Hay nói cách khác, một SEOer phải nắm được search intent thì mới triển khai được chiến dịch SEO (đặc biệt là content SEO) thành công.
Vậy, search intent là gì và làm thế nào để xác định search intent? Đâu là cách tối ưu website và content website theo search intent giúp mang lại hiệu quả? Mời bạn cùng GOHA tìm hiểu qua bài viết sau!
Muốn hiểu được nhu cầu người dùng, trước tiên phải nắm được search intent
1.Search Intent là gì?
Search Intent (hay User Intent) có thể được hiểu là mục đích, vấn đề cần được giải đáp của người dùng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Dễ hiểu hơn, nó là ý định thực sự đằng sau một truy vấn của người dùng. Khi người dùng tìm kiếm một cụm từ, họ muốn biết gì, họ cần gì, đó chính là search intent.
Search intent là ý định thực sự của người dùng phía sau một truy vấn
Và hầu như tất cả mong muốn của người dùng đều thể hiện rõ ràng qua cụm từ mà họ sử dụng khi tìm kiếm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm, để có thể xác định và tối ưu website dựa trên search intent.
2.Search Intent có phải là Insight không?
Như bạn cũng đã biết thì mục đích tìm kiếm người dùng có thể được gọi bằng search insight hoặc search intent. Cả hai cụm từ này đều được dùng để thể hiện mong muốn của khách hàng hay người tìm kiếm, vậy thực tế 2 thuật ngữ hay có gì khác nhau hay chỉ là một, hãy cùng chúng tôi giải mã nó:
- Search Intent thể hiện mục đích tìm kiếm của người dùng, thường sẽ theo đúng như nghĩa đen được biểu đạt dựa trên từ khóa. Ví dụ như khi người dùng tìm kiếm “thương hiệu sữa dê nào tốt cho bé” thì search intent là họ đang muốn tìm được một sản phẩm sữa dê chất lượng và phù hợp với trẻ em.
- Search Insight thường là sẽ những mong muốn sâu xa ẩn chứa bên trong, thúc đẩy họ thực hiện tìm kiếm thông tin. Chẳng hạn, cũng với cụm từ tìm kiếm “thương hiệu sữa dê nào tốt cho bé” thì search insight là vì người dùng mong muốn con của họ phát triển khỏe mạnh, cao lớn, tìm được nguồn sữa tốt nhất, chất lượng nhất với giá cả phù hợp.
Search Intent và Insight khác nhau như thế nào?
Tổng kết lại thì yếu tố này đều quan trọng và cần được lưu ý khi xây dựng nội dung để có thể tăng lượng truy cập cho website cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Tầm quan trọng của Search Intent
Mục đích chính của Google là cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu và mục đích tìm kiếm (search intent) người dùng. Vì thế, nếu muốn xếp hạng cao trên Google, content website của bạn bắt buộc phải là đáp án phù hợp nhất cho truy vấn người dùng.
Hơn nữa, Google Knowledge Graph và Google Learning Machine cũng trở nên thông minh hơn nhiều so với trước, hỗ trợ công cụ này tối đa trong việc xác định mục đích tìm kiếm người dùng và đưa ra đáp án chính xác nhất.
Mỗi khách hàng khi thực hiện tìm kiếm đều có thể mang theo những ý đồ khác nhau. Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm ở đây chính là Google sẽ luôn phản hồi kết quả dựa trên cụm từ mà người dùng tìm kiếm.
Vậy trong trường hợp website của bạn không thể đáp ứng được nhu cầu này hay giải đáp những vấn đề của người dùng thì làm sao công cụ tìm kiếm có thể cho phép trang của bạn được hiển thị xếp hạng trên top đầu của họ.
Search Intent là yếu tố quan trọng quyết định đến thứ hạng website
Do đó, nếu bạn muốn có được thứ hạng cao trên Google thì một điều chắc chắn rằng bạn phải tạo ra được những nội dung hữu ích và có giá trị đối với người dùng và để làm được như vậy thì Search Intent chính là vấn đề cốt lõi mà bạn phải quan tâm.
Xem thêm: 49 KPI SEO mà các chuyên gia SEO nói rằng bạn nên theo dõi
4. Các loại Search Intent
Có 4 loại search intent chính mà bạn cần nắm.
4.1 Informational (mục đích thông tin)
Trong trường hợp này, người dùng đang sử dụng các truy vấn tìm kiếm thông tin. Truy vấn này có thể là một câu hỏi đơn giản như
- Khái niệm thuần túy (Ví dụ: “SEO là gì”, “digital marketing”,…)
- Cách thức và phương pháp (Ví dụ: “Cách tạo topic cluster”, “cách lên plan chiến dịch SEO”,…)
- …
Phân loại và tối ưu Search Intent dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng
4.2 Navigational (mục đích điều hướng)
Lúc này, người dùng đã biết mình muốn gì, họ đang tìm kiếm một địa chỉ website cụ thể. Có thể họ không nhớ chính xác địa chỉ web, hoặc chỉ nhớ được tên brand mà không biết website. Và navigational intent thường sẽ chứa tên brand hoặc có chữ “website”, “trang web”,…
4.3 Transactional Intent – mục đích giao dịch
Transactional là intent mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, bởi khả năng chuyển đổi của nhóm đối tượng sử dụng intent này là cao nhất trong số các intent. Thông thường, người sử dụng transactional intent đã có ý định “chốt đơn” sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, truy vấn của họ sẽ chứa một số từ như “mua”, “thuê”, “giảm giá”, “khuyến mãi”, “giá”,…
4.4 Commercial Intent – mục đích thương mại
Lúc này, người dùng đang cân nhắc để đưa ra quyết định về việc chọn lựa sản phẩm, dịch vụ. Những thông tin mà họ cần tìm kiếm ở thời điểm này sẽ là so sánh, gợi ý, review,…
Ở intent này, truy vấn của người dùng thường sẽ chứa các từ như “tốt nhất”, “so sánh”, “đánh giá”, “review”, “top”,…
Bảng keyword modifiers gợi ý theo search intent
5. Làm thế nào để xác định Search Intent của người dùng?
5.1.Dựa trên phân tích dấu hiệu từ ngữ
Một cách xác định search intent khác mà SEOer thường sử dụng chính là qua phân tích nội dung từ khóa trong nội dung tìm kiếm của người dùng.
Ví dụ từ khóa ở đây là cách cắm hoa thì nội dung cần tìm sẽ là về hướng dẫn chi tiết, dạng tìm kiếm thông tin, nếu từ khóa là nơi mua bình cắm hoa thì kết quả sẽ hiển thị các địa chỉ, thuộc dạng tìm kiếm giao dịch.
5.2.Dựa trên định dạng SERPs
Google sẽ dựa vào hành vi người dùng để xác định mục đích tìm kiếm (search intent). Mỗi một từ khóa nhất định sẽ có một intent khác nhau.
Chẳng hạn, với từ khóa “dịch vụ SEO” thì định dạng bài viết sẽ thường là trang dịch vụ, chứ hiếm có trang blog được xếp hạng cao. Ngược lại, từ khóa “SEO Google Map” có search intent chủ yếu là bài blog thông tin (SEO Google Map là gì? Cách SEO Google Map,…)
Một khi đã xác định được được intent người dùng, doanh nghiệp nên tiến hành điều chỉnh nội dung cho phù hợp với intent đó. Như vậy, bài viết mới nhanh lên top và tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
6.Có cần thiết phải tối ưu Search Intent hay không?
6.1.Dành cho SEO
Như đã chia sẻ ở trên để có thể nâng cao thứ hạng hay SEO website lên top Google thì nội dung mà trang web bạn mang đến sẽ phải đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu.
Nếu như bạn có thể đảm bảo tối ưu search intent sẽ mang đến những lợi ích như:
- Giảm tỷ lệ thoát: Khi người dùng tìm thấy được một trang web cung cấp đầy đủ thông tin mà họ đang cần tìm thì chắc chắn họ sẽ lưu lại lâu hơn
- Tăng lượt xem trang: Không chỉ riêng với một bài viết bất kỳ nào, nếu người cảm thấy thông tin bạn mang đến hữu ích rất có thể họ sẽ tham khảo thêm những nội dung khác trên trang
- Xếp hạng trên Top Google: Được hiển thị trong top 10 kết quả công cụ tìm kiếm hàng đầu này chắc chắn là mục đích của tất cả website và nếu như bạn có thể đáp ứng được nội dung và lên chiến lược seo cho website hiệu quả thì Google cũng chẳng ngần ngại dành vị trí đó cho bạn
- Dễ dàng tiếp cận người dùng hơn: Khi bạn chứng minh được nội dung của mình mang lại giá trị cho khách hàng từ đó Google cũng sẽ đánh giá cao hơn về độ uy tín của trang để từ đó hiển thị nhiều hơn đến độc giả
Tối ưu Search Intent để tăng tỷ lệ chuyển đổi
6.2.Dành cho Doanh nghiệp
Theo như kết quả khảo sát mới của Google có đến 82% người dùng thiết bị di động search về các cửa hàng dịch vụ tại khu vực mà họ đang sinh động và có đến hơn 72% trong số đó sẽ tìm hiểu chi tiết về thông tin liên hệ nếu địa điểm đó cách họ không quá 5km.
Và dĩ nhiên khi website hiển thị trên kết quả tìm kiếm thì cũng có thể nhanh chóng kết nối được với các khách hàng tiềm năng ở lân cận.
7.Cách tối ưu cho Search Intent
Sau khi đã định dạng được mục đích tìm kiếm của khách hàng việc tiếp theo mà bạn cần làm trong chiến lược SEO website tổng thể chính là thực hiện tối ưu Search Intent để đáp ứng nội dung đó.
Chúng ta sẽ dựa trên mục đích của người dùng khi tìm kiếm thông tin để cung cấp nội dung phù hợp nhất.
7.1.Tối ưu cho mục đích tìm kiếm thông tin
Cùng chung mục tiêu tìm kiếm thông tin tuy nhiên với mỗi từ khóa mỗi người có thể mong muốn nhận lại được kết quả khác nhau ví dụ như khi user tìm kiếm từ khóa địa chỉ sửa ống nước thì nội dung chúng ta cung cấp không thể nào là cách sửa ống nước được.
Do đó để có thể dễ dàng nắm bắt nội dung trong tâm cũng như tối ưu seo cho website bạn cần lưu ý:
- Kiểm tra định dạng nội dung của top 10 kết quả hiển thị trên Google
- Check các từ khóa có liên quan
- Kiểm tra mục “Mọi người dùng tìm kiếm”
7.2.Tối ưu cho mục đích giao dịch
Đối với ý định tìm kiếm này người dùng không cần chúng ta cung cấp thêm nội dung, mà chính là có thể giao dịch một thứ gì đó ví dụ như khóa học miễn phí, quà tặng kèm khi mua sản phẩm.
Vậy cách seo website hiệu quả trong trường hợp này bạn cần chú ý đến:
- Nút CTA: Cần được hiển thị bắt mắt và được set ở vị trí nổi bật để người dùng có thể biết họ sẽ nhận lại được gì khi truy cập
- Thiết kế ấn tượng: Thông thường nếu như chưa tìm được nội dung thu hút người dùng sẽ chỉ xem lướt qua trong thời gian rất ngắn, do đó hãy thiết kế thông điệp của bạn ngắn gọn nhưng cũng phải độc đáo đủ để gây ấn tượng với người dùng ngay khi nhìn thấy
- Mô tả sản phẩm: Hãy cho khách hàng thấy được chất lượng, điểm nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ mà đang cung cấp để có thể tạo dựng niềm tin, tăng khả năng chuyển đổi giao dịch
- Các biểu mẫu: Ở phần này bạn hãy thiết lập nội dung tối giản với những thông tin cơ bản bắt buộc để tránh mất thời gian, khiến người dùng thay đổi ý định mua hàng
Tối ưu Search Intent hiệu quả là một phần để SEO hiệu quả
7.3.Tối ưu cho mục đích truy vấn điều hướng
Các hướng dẫn SEO website hiệu quả gần như sẽ không có tác dụng gì trong hợp này vì người dùng đã thể hiện rõ mục đích và thương hiệu mà họ nhắm đến với từ khóa từ kiếm.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tối ưu từ khóa ở mục như title, heading 2, 3 hay meta description biết đâu sẽ có cơ may góp mặt vào xếp hạng tìm kiếm.
7.4.Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
Trong trường hợp bạn đang có ý định tối ưu tìm kiếm ở dạng nâng cao thì bắt buộc phải có được các thông tin chi tiết hơn về mục đích của người dùng.
Ví dụ: Khi có người dùng tìm kiếm từ khóa loa thông minh thì khả năng cao sẽ là ý định giao dịch tuy nhiên vẫn không loại trừ trường hợp họ đang tìm hiểu thêm chức năng của sản phẩm hay đang phân vân lựa chọn giữa các thương hiệu loa thông minh hiện có trên thị trường.
Do đó bên cạnh mục tiêu chính là giao dịch bạn vẫn có thể cung cấp thêm cho người dùng những dạng nội dung khác kèm theo.
Lời kết
Trên đây là những nội dung liên quan đến chủ đề Search Intent mà các SEOer cần đặc biệt lưu ý để có thể tối ưu SEO một cách hiệu quả cũng như tăng thứ hạng và độ tin cậy cho website của mình.
Hi vọng bài viết vừa rồi đã mang lại nhiều điều thú vị cho mọi người, nếu là người yêu thích về linh vực SEO đừng quên theo dõi GOHA đề cập nhật thêm các thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn