Hiện nay, hình thức học trực tuyến ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh mọi người đang hạn chế tiếp xúc trực tiếp do dịch Covid-19. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 79,7% học sinh phổ thông Việt Nam đã ứng dụng hình thức học trực tuyến trong năm 2020. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước thuộc tổ chức OECD (67,5%). Vậy chiến lược marketing ngành giáo dục nào sẽ phù hợp với xu hướng này?
Xem thêm:
Hình thức học trực tuyến ngày càng phổ biến
1. Khó khăn marketing ngành giáo dục hiện nay
Nhiều đơn vị giáo dục mới vẫn chưa xác định được điểm khác biệt của mình so với đối thủ. Để thu hút và đảm bảo được lượng học viên đầu vào thì tổ chức của bạn cần phải chỉ điểm được sự khác biệt khóa học của mình với giáo trình đa dạng, phong phú và đáp ứng được nhu cầu của các học viên đang cần.
Ngoài ra, việc không đẩy mạnh hoạt động truyền thông cũng là một nhân tố gây khó khăn trong hoạt động marketing của các tổ chức giáo dục mới. Khách hàng sẽ không ngẫu nhiên tìm đến các khóa học của doanh nghiệp bạn nếu như bạn không chủ động tiếp cận học viên tiềm năng trước.
Nhiều đơn vị giáo dục mới vẫn chưa tìm được ưu thế riêng
Đối với ngành giáo dục thì các chiến dịch quảng cáo đa số thường ngắn hạn và phải khởi động lại liên tục, nhưng marketing cần phải tập trung vào niềm tin, bởi lẽ đó mà để các chiến dịch marketing có hiệu quả thì bạn cần phải kiên nhẫn, kết quả của việc quảng cáo không thể thấy ngay lập tức một sớm một chiều được.
Chính vì vậy, các đơn vị mới gia nhập thị trường cần phải có một chiến lược marketing ngành giáo dục phù hợp để tiếp cận học viên tiềm năng thích hợp, tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như cạnh tranh với các tổ chức giáo dục lâu đời trong dài hạn.
2. Tại sao các đơn vị giáo dục mới cần đầu tư vào quảng cáo trong chiến dịch marketing?
Trước tiên, marketing trong ngành giáo dục được hiểu là việc nhà trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ giáo dục cho cộng đồng. Trong đó, bạn phải cho khách hàng (hay là học viên) thấy được họ sẽ nhận được gì khi đăng ký dịch vụ giáo dục từ trung tâm của bạn, bên cạnh đó thì cảm xúc vẫn là một chìa khoá dẫn tới thành công.
Trong bối cảnh việc học trực tuyến ngày càng phổ biến, các chiến dịch quảng cáo ngành giáo dục ngày càng được chú trọng. Vậy tại sao digital marketing lại đang được nhiều tổ chức giáo dục lựa chọn để triển khai marketing cho ngành giáo dục?
Marketing cho ngành giáo dục được chú trọng hơn
Theo đó, 89% khách hàng luôn có nhu cầu tìm kiếm thông tin trước khi đi đến quyết định mua hàng. Đặc biệt, lựa chọn khóa học online là một sự đầu tư lâu dài cho tương lai nên khách hàng thường rất cẩn trọng. Lúc này, khách hàng hay học viên tiềm năng sẽ tìm kiếm thông tin như nội dung khóa học, cơ sở giảng dạy, review từ cộng đồng mạng, thậm chí là đăng ký học trên Internet. Chính vì vậy, khi làm marketing ngành giáo dục với những nội dung giải đáp được những thắc mắc của khách hàng thì chắc chắn đơn vị giáo dục của bạn sẽ tiếp cận được với khách hàng và tăng cơ hội cạnh tranh hơn.
So với các kênh marketing truyền thống, digital advertising sẽ tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu hơn và dễ đo lường hơn. Khi triển khai chiến dịch quảng cáo, các đơn vị giáo dục cần khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu để phân phối nội dung cho phù hợp. Đồng thời, các công cụ hỗ trợ đo lường sẽ giúp theo dõi các chỉ số trong chiến dịch và thay đổi phù hợp hơn.
3. Các chiến lược marketing ngành giáo dục hiệu quả
3.1 Tận dụng mạng xã hội để tương tác với audience
Hiện có khoảng 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, tương đương với khoảng 42% tổng dân số toàn cầu. Trong đó, các nền tảng mảng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Tiktok phổ biến với Gen Y và Gen Z. Vì vậy, đây chính là những nền tảng tốt giúp các đơn vị mảng giáo dục marketing sản phẩm/dịch vụ của mình.
Một điều mà các đơn vị giáo dục cần lưu ý là mục tiêu marketing phải nhất quán với nhau trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, nghĩa là phải cung cấp nội dung có giá trị đến với các học viên tiềm năng, từ đó tạo dựng niềm tin với nhóm khách hàng tiềm năng này.
Mẹo nhỏ cho các tổ chức giáo dục là bạn nên xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu của mình, bao gồm các thông tin như độ tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, mục tiêu, thách thức và những giá trị cốt lõi. Như vậy, khi lên kế hoạch định hướng nội dung, doanh nghiệp bạn sẽ bám sát mục tiêu hơn.
Chân dung khách hàng của một đơn vị cung cấp khóa học online
3.2 Thêm digital advertising vào chi phí cho marketing
Digital advertising cũng là một trong những phương pháp marketing ngành giáo dục hiệu quả. Theo eMarketer, chi phí cho digital advertising dự kiến sẽ đạt hơn 375 tỷ đô la trong năm 2021. Cụ thể, các công ty Hoa Kỳ chi khoảng 54,2% ngân sách quảng cáo cho digital marketing và dự kiến tăng lên 66,8% vào năm 2023.
So với quảng cáo truyền thống, digital marketing giúp nhắm mục tiêu chính xác hơn dựa trên nhân khẩu học, ý định và khả năng tương tác của khách hàng. Ví dụ, đơn vị giáo dục bậc cao học có thể nhắm đối tượng mục tiêu là các sinh viên đã tốt nghiệp ở các khu vực gần đó và các sinh viên này trước đây cũng quan tâm đến những chương trình bậc cao học tương tự. Việc nhắm đối tượng mục tiêu sẽ giúp nâng cao xác suất tỷ lệ nhấp vào các chiến dịch quảng cáo hơn.
Chi phí dự kiến cho digital advertising năm 2021
3.3 Khuyến khích học viên review online
Như đã đề cập bên trên, 89% khách hàng luôn có nhu cầu tìm kiếm thông tin trước khi đi đến quyết định mua hàng. Chính vì vậy, review online là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing ngành giáo dục.
Khi nhận được review online thì các đơn vị giáo dục nên trả lời các đánh giá đó nhanh chóng để các học viên tiềm năng có thể thấy được sự năng nổ trong khâu chăm sóc khách hàng của các đơn vị giáo dục. Đồng thời, tiếp nhận những review tiêu cực để cải thiện dịch vụ của mình.
Một mẹo hay giúp các đơn vị giáo dục khuyến khích thêm review đó là giảm giá, trao thẻ quà tặng, điểm thưởng và những ưu đãi liên quan đến khóa học khác. Như vậy, các học viên sẽ hào hứng hơn trong việc review.
Review online tăng độ tin cậy với khách hàng tiềm năng
3.4 Tập trung cho video Marketing
Với lợi thế dễ dàng thu hút sự chú ý của audience, video marketing là một trong những cách marketing ngành giáo dục mang lại hiệu quả cao. Theo Hubspot, 55% người dùng Internet xem video online mỗi ngày. Do đó, các đơn vị giáo dục thường xuyên đăng tải những video về cuộc sống giảng dạy hay mẹo học tập hiệu quả sẽ thu hút được sự chú ý của các học viên tiềm năng. Nội dung video có thể có nhiều dạng khác nhau như video giới thiệu, video thương hiệu hoặc sự kiện, phỏng vấn chuyên gia, v.v.
Ngoài ra, các đơn vị giáo dục cần chú ý các chỉ số như thời lượng xem trung bình, tỷ lệ giữ chân người xem và mức độ tương tác để có thể phân tích được nội dung video nào sẽ thu hút người xem hơn.
4. Kết luận
Với sự phổ biến của hình thức học trực tuyến như hiện nay thì các đơn vị giáo dục cũng cần phải thay đổi cách marketing để phù hợp với xu hướng chung, nhất là trong đại dịch Covid-19. Vì vậy, đơn vị giáo dục nắm bắt tình hình và áp dụng 4 chiến lược marketing ngành giáo dục này sẽ giúp cải thiện nhiều cho hoạt động marketing cũng như kinh doanh của mình.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn