Mặc dù Google luôn muốn các marketer dành sự chú ý nhiều hơn đến các bản update thuật toán vài lần mỗi năm của họ, nhưng các marketer dường như vẫn còn mặn mà với cách tối ưu website thông qua từ khóa, hoạt động được mang tên: Nghiên cứu từ khóa.
Vậy nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các thuật ngữ tìm kiếm thực tế mà mọi người nhập vào các công cụ tìm kiếm. Khi bạn có cái nhìn sâu sắc về các thuật ngữ được tìm kiếm phổ biến này (tức là từ khóa), thì bạn sẽ có chiến lược nội content phù hợp hơn, hay cải thiện chiến lược marketing tổng thể.
Nghiên cứu từ khóa cho người mới bắt đầu
Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?
Có thể bạn chưa biết, trong 10 năm qua, SEO đã phát triển một cách thần tốc, các từ khóa dù đã từng không-quan-trọng cũng đã trở thành cộng sự để giúp rank website tăng vượt bậc.
Và ở một mức độ nào đó, điều này là không sai; sử dụng các từ khóa phù hợp chính xác với tìm kiếm của một người không còn là yếu tố mà người làm SEO quan tâm. Thay vào đó, ý nghĩa chính xác đằng sau từ khóa đó là gì, liệu content có giải quyết được nhu cầu đó hay không (chúng ta sẽ nói nhiều hơn về ý định chỉ trong một phút) mới là vấn đề cần chú ý.
Nhưng điều này không có nghĩa Nghiên cứu từ khóa là một quá trình lỗi thời.
Hãy nghe chúng tôi giải thích:
Nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết rằng, mọi người đang quan tâm các chủ đề nào, và giả sử bạn chọn đúng công cụ SEO, thì bạn tìm được đúng chủ đề để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Chủ đề ở đây, thông qua cách nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ xác định và sáng tạo nội dung phù hợp, từ đó giúp website nhận được lượng lớn tìm kiếm từ việc chọn từ khóa + chủ đề thông minh.
Bằng cách nghiên cứu từ khóa về mức độ phổ biến, khối lượng tìm kiếm và mục đích tìm kiếm của người dùng, bạn có thể trả lời câu hỏi mà hầu hết mọi khách hàng của bạn cần câu trả lời.
Ý định của người dùng ảnh hưởng đến nghiên cứu từ khóa như thế nào?
Như chúng tôi đã nói trong phần trước, ý định của người dùng chính là yếu tố then chốt nhất quyết định xếp hạng website của bạn trên Google.
Ngày nay, nếu website của bạn không giải quyết được vấn đề người dùng đang tìm kiếm mà chỉ đơn thuần chứa từ khóa, thì cũng không thể cải thiện xếp hạng.
Vậy tại sao ý định của người dùng lại quan trọng đến vậy?
Không hề khó khăn để chọn từ khóa cho cụm chủ đề nào đó, nhưng bên trong từ khóa lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Vì mục đích tìm kiếm đằng sau quan trọng hơn là sự có mặt của từ khóa, nên bạn phải chọn cách diễn giải cẩn thận để giải quyết được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Một ví dụ nhỏ, bạn đang nghiên cứu từ khóa “cách bắt đầu một blog” cho một bài viết mới. “Blog” ở đây nghĩa là bài đăng, hoặc chính là blog của người dùng, và ý định đằng sau đó sẽ ảnh hưởng đến hướng đi bài viết của bạn. Có phải mọi người muốn biết như thế nào để bắt 1 bài viết cho blog? Hay họ muốn tìm hiểu cách khởi chạy 1 website cho mục đích viết blog? Cả 2 ngữ nghĩa đều mang từ khóa “blog”, nhưng hướng đi nội dung sẽ khác nhau.
Để xác định được ý muốn của người dùng đằng sau từ khóa mà họ gõ, bạn chỉ cần nhập từ khóa vào công cụ tìm kiếm và xem những loại kết quả nào sẽ xuất hiện.
Chúng tôi sẽ được ra một quy trình nghiên cứu từ khóa để bạn có thể thu hẹp các vùng từ khóa mục tiêu. Bằng cách đó, bạn sẽ thiết lập được chiến lược từ khóa chuyên sâu – những từ khóa mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Cách nghiên cứu từ khóa cho chiến lược SEO của bạn
Bước 1: Lập danh sách các chủ đề quan trọng, có liên quan dựa trên những gì bạn biết về doanh nghiệp của mình
Để bắt đầu quá trình này, hãy nghĩ về các chủ đề bạn muốn xếp hạng theo các nhóm chung. Bạn sẽ đưa ra khoảng 5-10 nhóm chủ đề mà bạn cho là quan trọng đối với doanh nghiệp của mình và sau đó bạn sẽ sử dụng các nhóm chủ đề đó để giúp đưa ra một số từ khóa cụ thể.
Nếu bạn là một blogger thông thường, đây sẽ là chủ đề bạn sẽ viết thường xuyên. Đặt mình vào vị trí của người mua – tức khách hàng mà bạn đang bán hàng, thì bạn sẽ muốn tìm kiếm điều gì?
Ví dụ: nếu bạn là một công ty như HubSpot – bán phần mềm marketing, với lĩnh vực này, bạn có thể chọn các nhóm chủ đề chung như:
- “tiếp thị trong nước” (21K)
- “viết blog” (19K)
- “tiếp thị qua email” (30K)
- “khách hàng tiềm năng” (17K)
- “SEO” (214K)
- “social media marketing” (71K)
- “phân tích marketing” (6.2K)
- “marketing automation” (8,5K)
Hãy xem những con số trong ngoặc đơn của mỗi từ khóa, đó chính là lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa. Dữ liệu này cho phép bạn đánh giá tầm quan trọng của những chủ đề này đối với khách hàng tiềm năng, và bạn cũng dễ dàng xác định được chủ đề phụ là gì.
Bước 2: Xác định nhóm từ khóa mong muốn
Bây giờ bạn đã có một nhóm chủ đề chính để tập trung vào, đã đến lúc bạn cần xác định từ khóa của nhóm đó. Đây là những cụm từ khóa mà bạn cho là quan trọng để xếp hạng trong SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), vì khách hàng mục tiêu của bạn có thể đang tiến hành tìm kiếm thông qua các cụm từ này.
Chẳng hạn,
Chẳng hạn, nếu chọn từ khóa cuối cùng trong danh sách ở bước 1 – “marketing automation”, thì một số từ khóa đuôi dài hơn mọi người sẽ gõ bao gồm:
- công cụ marketing automation
- làm thế nào để sử dụng công cụ marketing automation
- marketing automation là gì
- làm sao để chọn được phần mềm marketing automation phù hợp
- email marketing automation
- những công cụ marketing automation tốt nhất
- …
Trong danh sách này không có từ khóa cuối cùng, chỉ cần bạn dự đoán được khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng từ khóa nào để tìm kiếm nội dung thì bạn sẽ chốt từ khóa đó.
Mặc dù ngày càng có nhiều từ khóa được mã hóa bởi Google mỗi ngày, nhưng vẫn có cách để bạn hoàn thành list từ khóa lý tưởng là tìm từ khóa nào đã giúp website của bạn được tìm thấy.
Để làm được điều này, bạn sẽ cần một số phần mềm phân tích trang web như Google Analytics, phân tích lưu lượng truy cập, chọn lọc lưu lượng tìm kiếm organic để xác định từ khóa giúp mọi người kết nối đến website của bạn.
Lặp lại hành động này cho nhiều chủ đề mà bạn có. Và đừng quên, nếu bạn gặp khó khăn khi đưa ra các cụm từ tìm kiếm có liên quan, hãy tìm đến các đồng nghiệp đang bán hàng cho khách hàng – Nhân viên kinh doanh – hỏi họ loại thuật ngữ nào mà khách hàng tiềm năng thường dùng khi muốn hỏi về sản phẩm.
Bước 3: Nghiên cứu thuật ngữ tìm kiếm liên quan
Nếu bạn đang vật lộn với câu hỏi làm sao để có nhiều từ khóa hơn nhằm xác định mọi người đang tìm kiếm điều gì, hãy truy cập Google.com và xem các cụm từ tìm kiếm liên quan trong khung gợi ý hoặc ở cuối trang kết quả tìm kiếm.
Những từ khóa này sẽ là nguồn tham khảo lý tưởng để bạn xác định từ khóa liên quan.
Cách google gợi ý từ khoá liên quan
Bước 4: Kiểm tra kết hợp giữa các từ khóa chính và từ khóa có đuôi dài trong mỗi nhóm
Nếu bạn không hiểu sự khác biệt giữa từ khóa chính từ khóa đuôi dài, hãy để chúng tôi giải thích.
Từ khóa chính, là các từ khóa ngắn, chung chung hơn, chỉ dài từ 1-3 từ, tùy thuộc vào người nói. Còn các từ khóa có đuôi dài, thường chứ từ 3 từ trở lên.
Điều quan trọng cần kiểm tra khi kết hợp giữa 2 loại từ khóa này là nó có phù hợp với mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn hay không. Đó là bởi vì các từ khóa chính sẽ được tìm kiếm với tần suất dày đặc hơn, cạnh tranh hơn và khó xếp hạng hơn so với các từ khóa có đuôi dài.
Không cần nghiên cứu chuyên sâu, hãy xem qua 2 từ khóa này, bạn nghĩ từ khóa nào sẽ khó xếp hạng hơn:
- Cách viết 1 blog thu hút
- Viết blog
Nếu chọn #2, bạn hoàn toàn đúng. Nhưng đừng nản lòng. Dù các từ khóa chính thường có khối lượng tìm kiếm nhiều nhất, (nghĩa là nếu nó lên TOP, bạn sẽ có lượng tìm kiếm khổng lồ), nhưng traffic từ thuật ngữ “cách viết 1 blog thu hút” thường được người dùng mong muốn hơn.
Tại sao?
Bởi vì một người đang tìm kiếm thứ gì đó cụ thể sẽ đủ điều kiện để là khách hàng tiềm năng của bạn hơn là một người chỉ tìm gì đó chung chung. Và bởi vì các từ khóa đuôi dài thường có một định nghĩa cụ thể hơn, nói lên đực người tìm kiếm thực sự đang tìm cái gì.
Mặc khác, khi một ai đó chỉ tìm kiếm “viết blog” thì có thể họ đang tìm kiếm một thứ khác chứ không phải doanh nghiệp của bạn.
Vì vậy, hãy kiểm tra danh sách từ khóa của bạn để đảm bảo có sự kết hợp ăn ý giữa từ khóa chính và từ khóa có đuôi dài. Những từ khóa đuôi dài sẽ mang đến cho bạn kết quả tức thời trong thời gian đợi kết quả từ chiến lược SEO từ khóa chính.
Bước 5: Xem xếp hạng từ khóa của đối thủ cạnh tranh
Chỉ vì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm điều gì đó không có nghĩa là bạn cũng phải làm giống họ. Các từ khóa cũng vậy, một từ khóa có thể là quan trọng với đối thủ cạnh tranh cũng không có nghĩa là nó sẽ quan trọng đối với bạn. Tuy nhiên, hiểu được những từ khóa trọng tâm của đối thủ cũng là một cách hay để bạn đưa ra danh sách từ khóa giá trị cho việc kinh doanh của mình.
Nếu một trong các từ khóa có liên quan của bạn đã được xếp hạng cao bởi website của đối thủ, thì điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể cải thiện để thay đổi kết quả xếp hạng này. Tuy nhiên, đừng bỏ qua nhóm từ khóa mà đối thủ của bạn có vẻ là không quan tâm, bởi biết đâu đó là cơ hội để bạn sở hữu thị phần từ nhóm này.
Hãy duy trì sự cân bằng giữa các từ khóa chính và từ khóa đuôi dài. Bạn nên nhớ rằng, mục tiêu là từ khóa giúp mang lại chiến thắng tốc hành nhưng cũng phải giúp bạn chinh phục mục tiêu SEO từ khóa dài hạn (từ khóa chính).
Làm thế nào để bạn tìm ra những từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng?
Ngoài việc tìm kiếm thủ công trong trình duyệt ẩn danh, bạn có thể xem vị trí từ khóa của website đối thủ thông qua SEMrush.
Bước 6: Sử dụng Google AdWords Keyword Planner để lọc lại danh sách từ khóa của bạn
Nếu như bạn đã lọc xong danh sách từ khóa, thì đã đến lúc bạn cần thu hẹp danh sách này với một số dữ kiện được thu thập từ Google Keyword Planner.
Sử dụng kết hợp Google AdWords Keyword Planner (bạn sẽ cần thiết lập tài khoản AdWords cho việc này, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tạo quảng cáo) và Google Trends .
Trong Keyword Planner , trước đây gọi là Keyword Tool, bạn sẽ thống kê được khối lượng tìm kiếm và ước tính lưu lượng truy cập cho các từ khóa mà bạn lên danh sách.
Thật không may, khi Google chuyển từ Keyword Tool sang Keyword Planner, họ đã loại bỏ rất nhiều chức năng thú vị hơn. Nhưng bù lại, bạn có thể lấy thông tin từ Keyword Planner để tìm trong Google Trends về xu hướng từ khóa là gì.
Sử dụng Keyword Planner để gắn cờ (loại bỏ) cho những cụm từ nào có quá ít hoặc quá nhiều lượt tìm kiếm không thỏa mãn sự kết hợp từ khóa mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Nhưng trước khi loại bỏ nó, hãy xem lại lịch sử và dự đoán về từ khóa đó trong Google Trends. Điều này sẽ trả lời câu hỏi rằng liệu các từ khóa có lưu lượng tìm kiếm thấp sẽ có thể giúp bạn gặp hát được lợi ích về sau hay không.
Hoặc nếu bạn đang xem một danh sách từ khóa quá khó để sử dụng, bạn muốn loại bỏ nó, thì Google Trends sẽ giúp bạn xác định từ khóa nào đang có xu hướng tăng lưu lượng tìm kiếm, từ đó cần tập trung phát triển chủ đề xoay quanh từ khóa nhiều hơn.
Và… hãy tận hưởng thành quả ngay bây giờ!
Chúc mừng, bây giờ đã có 1 danh sách từ khóa giúp bạn tập trung vào các chủ đề phục vụ cho việc kinh doanh của bạn trong ngắn hạn và dài hạn.
Để chắc chắn, hãy đánh giá lại các từ khóa này sau mỗi vài tháng, tốt nhất là mỗi quý 1 lần để đảm bảo luôn đạt điểm tốt nhất, một số doanh nghiệp còn đánh giá lại với tần suất thường xuyên hơn nữa.
Khi từ khóa của bạn có sự hiện diện SERPs, bạn sẽ thấy rằng cần phải thêm nhiều từ khóa hơn nữa để duy trì sự hiện diện ấy hoặc đơn giản là mở rộng kinh doanh thêm trong tương lai.
---
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?
Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.
- Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 1000 75
- Email: hello@goha.vn